Quản Lý Tốt Môi Trường Là Giải Pháp Tối Ưu Cho Tôm Nuôi Phát Triển
Ngày 1/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật kết hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng, diễn biến tình hình bệnh tôm ở tỉnh Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục.
28 báo cáo tham luận của các nhà khoa học, hội người nuôi tôm và hộ nuôi tôm thành công trong nhiều năm qua thuộc 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đã chỉ ra được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết dịch bệnh gan tuỵ trên tôm nuôi. Ðồng thời cũng nêu ra được nhiều giải pháp phòng ngừa hiệu quả bước đầu. Trong đó, quản lý môi trường ao nuôi từ vật tư đầu vào, thức ăn được kiểm soát tốt thì tôm nuôi sẽ phát triển tốt và mang lại thành công cho vụ nuôi.
Tiến sĩ Lê Hồng Phúc, Viện Nghiên cứu Thuỷ sản II, nhận định, môi trường ao nuôi được xem là tác nhân gây bệnh xâm nhập, lưu trú, phát triển và tấn công vật nuôi, gây bùng phát bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác như ao đã bị bệnh rồi dễ bị bệnh tái phát, ao lót bạt bờ dễ bệnh hơn ao không lót bạt bờ…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng cho rằng, việc tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng, diễn biến tình hình bệnh tôm ở tỉnh Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục là hết sức quan trọng. Ðây là cơ hội cho các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp nuôi tôm trao đổi thông tin và kinh nghiệm cho nhau, từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu giúp nghề nuôi tôm của Cà Mau nói riêng, các tỉnh khu vực ÐBSCL nói chung phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Cây điều vốn được coi là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân Vĩnh Thạnh. Nhờ trồng điều mà không ít hộ, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua đói nghèo, vươn lên khá giả. Gia đình ông Nguyễn Văn Nghinh, ở thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp là một trong những hộ khá lên nhờ trồng điều với mức thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng.
Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Vĩnh Sơn là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Bana thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển KT-XH, đặc biệt Ðảng ủy xã xác định công tác phát triển Ðảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nên bộ mặt nông thôn địa phương bước đầu đã có sự chuyển biến.
Theo đánh giá của các ngành chức năng, chăn nuôi là một trong những ngành sẽ bị tổn thương nhiều nhất trong quá trình hội nhập, đặc biệt là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, để họ không bị “chìm” trong “cơn bão” này, rất cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể và đủ mạnh.
Được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2015 là năm thứ 3 Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ được tham gia dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi” với mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học thực hiện tại xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê (năm 2013), xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh (năm 2014) và xã Chu Hóa, TP.Việt Trì (năm 2015).