Quản chặt sử dụng thuốc thú y, chế phẩm trong chăn nuôi
Trong thời gian qua, việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến việc các sản phẩm động vật, thủy sản có tồn dư nhiều chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con nguời.
Hơn nữa, những việc làm này đã ảnh hưởng đến uy tín thị trường xuất khẩu các sản phẩm động vật, thủy sản của Việt Nam.
Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã cử các đoàn công tác đi kiểm tra các cửa hàng buôn bán thuốc thú y, cơ sở nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, TPHCM…
Qua kiểm tra thực tế, đoàn đã phát hiện nhiều tồn tại như có nhiều sản phẩm thuốc thú y đang dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; nhiều sản phẩm thức ăn bổ sung có nhãn mác không đúng với đăng ký, thành phần khác với đăng ký, ghi thêm nhiều công dụng để thu hút người mua.
Nhiều cửa hàng thuốc thú y mua các thùng nguyên liệu kháng sinh về chia nhỏ thành các gói nhỏ để bán trực tiếp cho người nuôi trồng thủy sản, trong đó có những loại bị cấm như enrofloxacin…
Cùng với đó, vaccine tiêm phòng gia súc tại nhiều địa phương được kiểm tra đã không được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C, mà thường để trong tủ sắt hoặc sàn nhà, có trường hợp thuốc thú y còn bày bán chung với thuốc bảo vệ thực vật.
Hầu hết các cửa hàng bán thuốc thú y không có sổ sách theo dõi, ghi chép việc nhập và bán thuốc, nhiều thuốc nhập khẩu nhưng không dán nhãn phụ bằng chữ Việt Nam theo quy định.
Nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản sử dụng trực tiếp nguyên liệu kháng sinh dùng trong y tế để phòng, trị bệnh thủy sản với liều lượng tùy tiện.
Nhìn chung, công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, bao gồm cả kinh doanh, sử dụng thuốc và các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức.
Hoạt động quản lý còn kém hiệu quả do chức năng nhiệm vụ quản lý chuyên môn được giao cho nhiều đơn vị đảm nhiệm.
Để khắc phục những tồn tại này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa có văn bản đề nghị trực tiếp các chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương làm chặt chẽ hơn việc quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi.
Cụ thể, nghiêm cấm tất cả các hình thức buôn bán thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học ngoài danh mục, nhất là các loại chất kích thích tăng trọng nhanh, tạo nạc, tạo màu vàng, phòng trị bệnh…
Cấm lưu hành nguyên liệu kháng sinh, thuốc y tế, thuốc bảo vệ thực vật… ghi sai nhãn mác, ghi thêm công dụng, không có nhãn phụ. Đồng thời cấm hành động san, chia thuốc tiêm, thuốc bột tại các cửa hàng bán thuốc thú y.
Các địa phương cần chỉ đạo UBND các cấp, ban ngành của địa phương và các lực lượng liên quan, nhất là bộ đội biên phòng, hải quan, công an, quản lý thị trường phối hợp chặt với lực lượng liên quan của sở NN&PTNT để giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu, khu vực tập kết thuốc thú y, thức ăn bổ sung… để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc, triệt để với các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Thăm vườn đu đủ Long An ruột vàng của gia đình nông dân Dương Trường Sơn (39 tuổi), ở thôn 4, xã Tân Phúc (Hàm Tân - Bình Thuận), chúng tôi ghi nhận cách làm mới anh đang áp dụng trên vùng đất còn nhiều khó khăn. Để có vườn đu đủ xanh tốt, cho trái nhiều như hiện nay, anh Sơn trải qua bao vất vả khổ cực.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như sở thích của khách hàng, nên từ sản xuất mai vàng, cơ sở của anh Hồ Thanh Tòng ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) chuyển sang trồng các loại kiểng trái.
Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.
Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.
Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.