Quả vải Việt Nam đến Canada
Ông Rex Yu, đại diện Công ty Manley Sales nhập khẩu vải Việt Nam, cho biết để có thể vào được thị trường Canada, quả vải của Việt Nam đã đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu và những yêu cầu của Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (CFIA). Theo đánh giá của ông Yu, người đã nhiều năm nhập khẩu mặt hàng vải quả tươi vào Canada, vải Việt Nam rất ngọt, cùi dày, hạt nhỏ, vỏ mỏng.
Tiềm năng của mặt hàng vải quả của Việt Nam tại Canada là có triển vọng, nhưng khó khăn trước mắt là giá vận chuyển cao, nên khiến giá bán vải Việt Nam tại Canada cũng bị đẩy lên cao. Thị trường Canada rất có ý thức về giá cả, nên sự cạnh tranh là hàng hóa chất lượng tốt và giá rẻ sẽ chiếm ưu thế.
Công ty Manley Sales dự kiến phân phối sản phẩm vải Việt Nam tới nhiều cửa hàng nhất có thể trên khắp Canada từ tỉnh British Columbia ở bờ Tây cho tới tỉnh Quebec ở bờ Đông trong vòng 1 tuần. Kế hoạch nhập khẩu vải Việt Nam tiếp theo của công ty còn tùy thuộc vào việc đối tác Việt Nam có hàng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Canada và giảm được giá vận chuyển để tăng tính cạnh tranh hay không.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nhiều người dân ở huyện Châu Thành đã tự mày mò chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, có hộ chuyển sang trồng chanh, nuôi cá lóc, trồng nhãn idor...
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai lo lắng người chăn nuôi sẽ tìm cách nuôi heo vượt quá 100 kg để xuất sang Trung Quốc và một khi thị trường này ngừng mua người chăn nuôi sẽ khó bán được trên thị trường nội địa vì người tiêu dùng trong nước thích ăn thịt heo nhiều nạc hơn.
Hiện Việt Nam không nhập thanh long của Trung Quốc như một số thông tin xuất hiện gần đây, nên người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng loại trái cây này.
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt hộ nuôi heo rừng lai tại nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định đang gặp lao đao do giá heo rừng giảm mạnh, đầu ra gặp khó khăn.
Hội thảo khoa học về dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Trà My cho sản phẩm quế” vừa được Sở KH-CN Quảng Nam phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa Việt Nam tổ chức đã mở ra hướng phục hồi thương hiệu cho sản phẩm từng được mệnh danh là “cao sơn ngọc quế” một thời.