Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Giống

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ mô hình nuôi cá giống. Một trong những hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu đầu tiên từ mô hình này là gia đình chú Nguyễn Văn Sáu ở ấp Tịnh Mỹ.
Trước đây, gia đình chú Sáu thuộc hộ nghèo, không ruộng đất ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, thu nhập gia đình chủ yếu từ việc làm thuê và buôn bán nhỏ. Năm 1995, được sự chỉ dẫn của bạn bè, chú Sáu hợp đồng với UBND thành phố Cao Lãnh khai thác đất bãi bồi ven sông Tiền trên địa phận ấp Tịnh Mỹ, xã Tịnh Thới để sản xuất. Qua tìm hiểu, học hỏi những mô hình làm ăn hiệu quả từ bạn bè, chú Sáu mạnh dạn vay vốn triển khai mô hình nuôi cá giống với diện tích 5ha đất. Thời gian đầu, chú các loại: cá trê, cá he, cá mè vinh. Tuy khởi đầu chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc cá còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ cá hao hụt nhiều nhưng nhờ giá thức ăn và thuốc thú y thấp, đầu ra ổn định nên chú cũng có lời.
Đến năm 2002, chú Sáu có kinh nghiệm hơn trong nghề thì đầu ra cá giống lại bấp bênh, giá lên xuống thất thường, có vụ chú lỗ vài chục triệu đồng. Không nản chí, chú quyết tâm bám nghề. “Nghề nuôi cá giống cũng như những mặt hàng nông sản khác, giá dao động là qui luật của thị trường, điều quan trọng là phải yêu nghề và nắm vững kỹ thuật để nuôi đạt năng suất, dù cá rớt giá cũng không ảnh hưởng lớn đến thu nhập” - chú Sáu nói.
Với quyết tâm gắn bó với nghề nuôi cá giống, năm 2004, chú Sáu tiếp tục hợp đồng khai thác bãi bồi mở rộng diện tích nuôi lên 10ha. Lúc này, chú Sáu sang Tiền Giang bắt cá tra và cá điêu hồng bột về ương. Đây cũng là thời điểm nhu cầu nuôi cá tra xuất khẩu lớn, con giống không đủ cung cấp nhu cầu thị trường, giá cá giống ở mức cao. Nắm bắt thời cơ, chú Sáu thả 10 triệu con giống/vụ (1 triệu con/7.000m2 mặt nước), sau 2,5 - 3 tháng nuôi, kích cỡ con giống bình quân khoảng 2cm/con, bán với giá: cá tra 26.000 đồng/kg, cá điêu hồng 30.000 đồng/kg. Theo chú Sáu, trừ chi phí thức ăn, con giống, thuốc thủy sản,... bình quân 1ha chú thu lãi khoảng 25 triệu đồng/vụ.
Thời gian qua, mặc dù thị trường cá giống có nhiều biến động, nhất là thị trường cá tra nhưng nhờ thực hiện tốt các qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi, chủ động thị trường, nhiều năm liền chú Sáu ương cá tra giống được mùa, trúng giá, bình quân 1 năm (3 vụ) với 10ha chú Sáu thu lãi khoảng 500 triệu đồng. Thành công trong sản xuất, chú Sáu nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá giống cho mọi người, sẵn lòng đóng góp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, từ đầu vụ đến nay, tổng diện tích lúa hè thu và thu đông bị thiệt hại hơn 12.500ha do ảnh hưởng thời tiết không thuận lợi.

UBND tỉnh Phú Yên vừa làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hokugan (Nhật Bản) về việc đầu tư dự án nhà máy chế biến cá ngừ đại dương, hỗ trợ ngư lưới cụ và hướng dẫn kỹ thuật câu cho ngư dân.

Bộ NNPTNT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam. NTNN xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca theo hướng dẫn của Bộ để nông dân áp dụng vào sản xuất.

Tại Việt Nam, giống cây thanh long khá đa dạng: Ruột trắng vỏ đỏ, ruột trắng vỏ vàng, ruột đỏ vỏ đỏ, ruột tím hồng vỏ đỏ. Trong đó các giống có ruột màu có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao hơn ruột trắng. Qua quá trình sản xuất, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm đã lựa chọn, sử dụng phân bón Văn Điển bón cho cây thanh long phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

Sinh ra trong gia đình thuần nông, chị Trương Thị Miền, tổ 9, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang (Gia Lai) từng nghĩ làm nghề nông may lắm cũng chỉ đủ ăn… Nhưng nay chị đã trở thành tỷ phú từ cái nghề mà chị từng coi là khó nhọc và vô vọng…