Quả ngọt từ JICA
Ông Hoàng Châu Sinh - Phó Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cho biết, tại Quảng Nam có 3 hợp phần thuộc giai đoạn 1 và 2 mà JICA tài trợ.
Đó là hợp phần thiết lập cửa hàng bán rau xanh của Hợp tác xã (HTX) rau sạch Mỹ Hưng (Bình Triều, Thăng Bình) và cửa hàng bán rau sạch của HTX này tại số 8 Nguyễn Dục, TP.Tam Kỳ.
Hợp phần hỗ trợ trang thiết bị phục vụ làng nghề trầm hương Tiên Phước và hợp phần thiết lập quầy giới thiệu, bán hàng thủ công mỹ nghệ, quảng bá tiềm năng văn hóa, du lịch Quảng Nam tại cửa hàng nông dân ở Trạm dừng nghỉ Bình An (Thăng Bình).
Những quả ngọt ban đầu
Sau gói tài trợ giai đoạn 1 tại cửa hàng nông dân ở Trạm dừng nghỉ Bình An, JICA tiếp tục gói tài trợ thứ hai về sản xuất rau sạch cho HTX Mỹ Hưng và sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ ở làng nghề trầm hương Tiên Phước.
Giai đoạn 2 sẽ kết thúc vào tháng 3.2016, song, một thực tế đáng mừng là các hợp phần này hiện đang có kết quả khả quan.
Ông Hồ Văn Hội - Trưởng Trạm dừng nghỉ Bình An cho biết, từ khi đi vào hoạt động (tháng 1.2013) đến nay, cửa hàng đã giới thiệu nhiều sản phẩm đặc trưng của Quảng Nam cho du khách, qua đó giúp người sản xuất phần nào giảm gánh nhẹ tìm đầu ra.
Mới đây, cửa hàng cũng đưa vào hoạt động quầy hỗ trợ thông tin du lịch cho du khách và trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề nổi tiếng trong tỉnh.
Trong khi đó, tại HTX rau sạch Mỹ Hưng, tình hình hoạt động của HTX cũng tương đối thuận lợi.
Tiền thân là làng rau Hưng Mỹ với gần 300 hộ sản xuất, thường xuyên bị ép giá đầu ra.
Sau khi được JICA tài trợ, đến tháng 10.2013 HTX rau Mỹ Hưng ra đời với 18 thành viên và 30 vệ tinh.
Theo cách trồng rau sạch chuẩn Viet-GAP, mức thu nhập của hội viên tăng lên 10 - 15%.
Từ đó kéo theo sự ra đời của cửa hàng bán rau sạch của HTX tại số 8 Nguyễn Dục, TP.Tam Kỳ.
Tại buổi làm việc với JICA, đại diện HTX rau sạch Mỹ Hưng cho biết, quá trình kinh doanh tại cửa hàng khá tốt và HTX đang lập kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ ra TP.Đà Nẵng.
Đối với làng nghề trầm hương Tiên Phước, sau khi được dự án hỗ trợ 265 triệu đồng, Hội Thủ công mỹ nghệ trầm hương Tiên Phước đã lắp đặt hoàn chỉnh thiết bị nghiền bột dó trầm để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm trầm hương.
Một số hạng mục còn lại như hệ thống chiết xuất tinh dầu trầm, máy làm hương… do chính quyền huyện Tiên Phước hỗ trợ cũng đã được lắp đặt hoàn chỉnh.
Hội Thủ công mỹ nghệ trầm hương Tiên Phước đang vận hành khai thác các thiết bị để phục vụ cho việc phát triển sản phẩm mới.
Tiếp tục nắm bắt cơ hội
Sau buổi làm việc với các cơ quan, ngành chức năng của tỉnh và đi khảo sát ghi nhận thực tế, ông Kato đánh giá cao các kết quả mà Quảng Nam đạt được.
Đồng thời cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ địa phương phát triển, để sau này khi không còn sự tài trợ của dự án thì các hợp phần vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả bước đầu gặt hái được.
Ông Kato còn cho hay, trong chuyến trở lại vào tháng 1.2016, JICA sẽ hỗ trợ Quảng Nam thực hiện chuyến khảo sát thực tế để học tập kinh nghiệm tại Đà Lạt.
Ông Kato yêu cầu đại diện các hợp phần được tài trợ cần phác thảo đề cương chi tiết hướng phát triển sắp tới để phía JICA có cái nhìn đúng hơn, đưa ra tư vấn chính xác hơn.
Đồng thời các đơn vị cần phải có tầm nhìn, mở rộng quy mô sản xuất.
Đối với HTX rau sạch Mỹ Hưng, ngoài bán rau sạch, ông Kato mong muốn HTX này có thể sơ chế các sản phẩm từ rau để đa dạng sản phẩm khi tung ra thị trường.
JICA sẽ hỗ trợ HTX, đồng thời tư vấn trong việc mở cửa hàng rau sạch tại TP.Đà Nẵng sắp tới.
Ông mong rằng HTX sẽ phát triển dựa trên tính bền vững.
Điều này cũng đã được đại diện HTX rau Mỹ Hưng cam kết dưới sự chứng kiến giữa các bên tại văn phòng Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam.
Đại diện HTX rau Mỹ Hưng còn cho hay, trước đây có đối tác liên hệ đặt đơn hàng rất lớn, nhưng khi nhìn lại thực lực, thấy khó đáp ứng yêu cầu từ đối tác nên HTX đã từ chối.
Do đó, HTX mong tiếp tục được JICA hỗ trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong chặng đường tới, ông Hoàng Châu Sinh đề xuất JICA tiếp tục hỗ trợ một số dự án như xây dựng bản đồ giới thiệu làng nghề truyền thống Quảng Nam; triển khai chương trình hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của HTX rau sạch Mỹ Hưng; đầu tư, phát triển hoạt động Nhà trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sản tỉnh Quảng Nam tại Hội An; thiết lập điểm dừng chân tại làng lụa…
Đáp lại, ông Kato hoan nghênh tinh thần cầu thị của Quảng Nam, đồng thời hứa sẽ cố gắng giúp địa phương triển khai thêm nhiều dự án trong thời gian đến, nhất là những hợp phần thuộc giai đoạn 3 sau khi giai đoạn 2 kết thúc vào tháng 3.2016.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, diện tích cá nuôi chủ yếu là cá lóc, cá rô, cá trê, cá tra, sặc rằn… trên địa bàn tỉnh từ 10.658ha năm 2013, giảm xuống còn 8.038ha năm 2014, kéo theo sản lượng cá giảm khoảng hơn 6.000 tấn các loại. Nguyên nhân diện tích sụt giảm là do giá cá năm 2013 không cao, cộng thêm giá thức ăn đứng ở mức cao nên người nuôi không có lãi, làm cho hộ nuôi giảm đáng kể.
Tình hình nuôi ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, toàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống, chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Nhìn chung, trong năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm giống được giữ vững. Năm 2014, tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5 ha.
Anh Nguyễn Văn Mỹ, ở xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa) hiện có 12 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng. Sau khi thu hoạch tôm, đến mùa mưa anh nuôi tiếp vụ cua, năm nay anh thu gần 900 triệu đồng.
UBND tỉnh Vĩnh Long đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH De Heus– Hà Lan thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trại thực nghiệm thủy sản và thành lập chi nhánh R&D (Research & Development) Công ty TNHH De Heus tại ấp An Hương 1, xã Mỹ An (Mang Thít), với tổng vốn đầu tư 62 tỷ đồng, tương đương 3 triệu USD.
Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.