Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quả ngọt từ JICA

Quả ngọt từ JICA
Publish date: Wednesday. October 28th, 2015

Ông Hoàng Châu Sinh - Phó Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cho biết, tại Quảng Nam có 3 hợp phần thuộc giai đoạn 1 và 2 mà JICA tài trợ.

Đó là hợp phần thiết lập cửa hàng bán rau xanh của Hợp tác xã (HTX) rau sạch Mỹ Hưng (Bình Triều, Thăng Bình) và cửa hàng bán rau sạch của HTX này tại số 8 Nguyễn Dục, TP.Tam Kỳ.

Hợp phần hỗ trợ trang thiết bị phục vụ làng nghề trầm hương Tiên Phước và hợp phần thiết lập quầy giới thiệu, bán hàng thủ công mỹ nghệ, quảng bá tiềm năng văn hóa, du lịch Quảng Nam tại cửa hàng nông dân ở Trạm dừng nghỉ Bình An (Thăng Bình).

Những quả ngọt ban đầu

Sau gói tài trợ giai đoạn 1 tại cửa hàng nông dân ở Trạm dừng nghỉ Bình An, JICA tiếp tục gói tài trợ thứ hai về sản xuất rau sạch cho HTX Mỹ Hưng và sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ ở làng nghề trầm hương Tiên Phước.

Giai đoạn 2 sẽ kết thúc vào tháng 3.2016, song, một thực tế đáng mừng là các hợp phần này hiện đang có kết quả khả quan.

Ông Hồ Văn Hội - Trưởng Trạm dừng nghỉ Bình An cho biết, từ khi đi vào hoạt động (tháng 1.2013) đến nay, cửa hàng đã giới thiệu nhiều sản phẩm đặc trưng của Quảng Nam cho du khách, qua đó giúp người sản xuất phần nào giảm gánh nhẹ tìm đầu ra.

Mới đây, cửa hàng cũng đưa vào hoạt động quầy hỗ trợ thông tin du lịch cho du khách và trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề nổi tiếng trong tỉnh.

Trong khi đó, tại HTX rau sạch Mỹ Hưng, tình hình hoạt động của HTX cũng tương đối thuận lợi.

Tiền thân là làng rau Hưng Mỹ với gần 300 hộ sản xuất, thường xuyên bị ép giá đầu ra.

Sau khi được JICA tài trợ, đến tháng 10.2013 HTX rau Mỹ Hưng ra đời với 18 thành viên và 30 vệ tinh.

Theo cách trồng rau sạch chuẩn Viet-GAP, mức thu nhập của hội viên tăng lên 10 - 15%.

Từ đó kéo theo sự ra đời của cửa hàng bán rau sạch của HTX tại số 8 Nguyễn Dục, TP.Tam Kỳ.

Tại buổi làm việc với JICA, đại diện HTX rau sạch Mỹ Hưng cho biết, quá trình kinh doanh tại cửa hàng khá tốt và HTX đang lập kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ ra TP.Đà Nẵng.

Đối với làng nghề trầm hương Tiên Phước, sau khi được dự án hỗ trợ 265 triệu đồng, Hội Thủ công mỹ nghệ trầm hương Tiên Phước đã lắp đặt hoàn chỉnh thiết bị nghiền bột dó trầm để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm trầm hương.

Một số hạng mục còn lại như hệ thống chiết xuất tinh dầu trầm, máy làm hương… do chính quyền huyện Tiên Phước hỗ trợ cũng đã được lắp đặt hoàn chỉnh.

Hội Thủ công mỹ nghệ trầm hương Tiên Phước đang vận hành khai thác các thiết bị để phục vụ cho việc phát triển sản phẩm mới.

Tiếp tục nắm bắt cơ hội

Sau buổi làm việc với các cơ quan, ngành chức năng của tỉnh và đi khảo sát ghi nhận thực tế, ông Kato đánh giá cao các kết quả mà Quảng Nam đạt được.

Đồng thời cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ địa phương phát triển, để sau này khi không còn sự tài trợ của dự án thì các hợp phần vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả bước đầu gặt hái được.

Ông Kato còn cho hay, trong chuyến trở lại vào tháng 1.2016, JICA sẽ hỗ trợ Quảng Nam thực hiện chuyến khảo sát thực tế để học tập kinh nghiệm tại Đà Lạt.

Ông Kato yêu cầu đại diện các hợp phần được tài trợ cần phác thảo đề cương chi tiết hướng phát triển sắp tới để phía JICA có cái nhìn đúng hơn, đưa ra tư vấn chính xác hơn.

Đồng thời các đơn vị cần phải có tầm nhìn, mở rộng quy mô sản xuất.

Đối với HTX rau sạch Mỹ Hưng, ngoài bán rau sạch, ông Kato mong muốn HTX này có thể sơ chế các sản phẩm từ rau để đa dạng sản phẩm khi tung ra thị trường.

JICA sẽ hỗ trợ HTX, đồng thời tư vấn trong việc mở cửa hàng rau sạch tại TP.Đà Nẵng sắp tới.

Ông mong rằng HTX sẽ phát triển dựa trên tính bền vững.

Điều này cũng đã được đại diện HTX rau Mỹ Hưng cam kết dưới sự chứng kiến giữa các bên tại văn phòng Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam.

Đại diện HTX rau Mỹ Hưng còn cho hay, trước đây có đối tác liên hệ đặt đơn hàng rất lớn, nhưng khi nhìn lại thực lực, thấy khó đáp ứng yêu cầu từ đối tác nên HTX đã từ chối.

Do đó, HTX mong tiếp tục được JICA hỗ trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong chặng đường tới, ông Hoàng Châu Sinh đề xuất JICA tiếp tục hỗ trợ một số dự án như xây dựng bản đồ giới thiệu làng nghề truyền thống Quảng Nam; triển khai chương trình hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của HTX rau sạch Mỹ Hưng; đầu tư, phát triển hoạt động Nhà trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sản tỉnh Quảng Nam tại Hội An; thiết lập điểm dừng chân tại làng lụa…

Đáp lại, ông Kato hoan nghênh tinh thần cầu thị của Quảng Nam, đồng thời hứa sẽ cố gắng giúp địa phương triển khai thêm nhiều dự án trong thời gian đến, nhất là những hợp phần thuộc giai đoạn 3 sau khi giai đoạn 2 kết thúc vào tháng 3.2016.


Related news

Chuyển Đổi Thành Công Nuôi Cá Lóc, Cá Thác Lác Cườm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Chuyển Đổi Thành Công Nuôi Cá Lóc, Cá Thác Lác Cườm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Ông Phạm Quang Tuyến (sinh năm 1960) ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi thành công việc nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình hứa hẹn nhiều khả năng nhân rộng trong thời gian tới...

Friday. June 7th, 2013
Cần Ngăn Chặn Tình Trạng Chặt Cây Sắn Bán Cho Thương Lái Cần Ngăn Chặn Tình Trạng Chặt Cây Sắn Bán Cho Thương Lái

Những ngày qua ở Phú Yên tại các huyện Tây Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, người dân đổ xô đi chặt cây sắn bán cho thương lái. Cách đây 2 năm, cảnh mua bán cây sắn cũng diễn ra rầm rộ, làm cho nhiều nơi không có sắn giống trồng dặm. Lo ngại nhất hiện nay, nếu các cấp chính quyền không kịp thời ngăn chặn tình trạng này, nguy cơ lây lan dịch bệnh trên cây sắn sẽ xảy ra.

Friday. June 7th, 2013
Hợp Sức Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Hợp Sức Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Người đánh bắt cá, lươn bằng xuyệt điện đi qua thì cánh đồng, khúc sông "ngoắc ngoải" bởi sự đánh bắt tận diệt của con người. Trên thực tế, tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện đang tăng dần, môi trường sống bị đe dọa nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt…

Saturday. June 8th, 2013
Cây Dâu Tằm Đang Hồi Sinh Cây Dâu Tằm Đang Hồi Sinh

Sau một thời gian dài bị các loại cây trồng khác “lấn át”, tới cuối năm 2012 toàn tỉnh đã có 3.888 ha dâu với năng suất lá bình quân 113 tạ/ha, sản lượng 42.348 tấn và hiện đang phát triển nhanh trở lại ở các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng - trừ Đà Lạt và Lạc Dương. Mục tiêu của UBND tỉnh giao cho Sở NN-PTNT và các huyện, thành phố trong tỉnh là tới cuối năm 2013 này phải nâng diện tích cây dâu tằm của địa phương lên trên 4.065 ha.

Saturday. June 8th, 2013
Bố Trí Cơ Cấu Giống Trong Vụ Mùa Hợp Lý Bố Trí Cơ Cấu Giống Trong Vụ Mùa Hợp Lý

Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.

Saturday. June 8th, 2013