Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm

Nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, đầu xuân mới, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã nhân rộng mô hình nuôi cá điêu hồng thương phẩm trên 1,2 ha.
Trước đó, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, địa phương đã hỗ trợ con giống, một phần thức ăn của cá cho 6 hộ ở thôn Thành Sơn, nuôi thí điểm trên 0,6 ha. Mô hình đạt hiệu quả cao, tổng sản lượng thu được 8.000 kg, với giá 40.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí bình quân mỗi sào mặt nước, hộ nuôi thu lãi gần 30 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, dư luận trong và ngoài tỉnh không ngớt bàn tán xôn xao về giống gà lông xù có nguồn gốc từ Thái Lan được ông Nguyễn Tấn Đẹp (sinh năm 1950, ngụ ấp An Lợi, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) nhập về nuôi hơn 3 năm qua.

Nhiều hộ nông dân ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã bước đầu nuôi thành công giống bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp. Đây là con vật nuôi mới chuyển đổi với nguồn vốn đầu tư không nhiều, nhưng lợi nhuận có chiều hướng tăng cao.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Nhiều dự án ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã tạo cơ hội cho nông dân phát triển chăn nuôi.

Dưới chân núi Hòn Giang thuộc thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) có một trang trại tổng hợp của ông Nguyễn Thành Hay, rộng hàng chục hecta, kinh doanh theo mô hình vườn, chuồng, rừng (VCR), doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.

Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven biển. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn. Nhưng bây giờ, nuôi vịt biển vấn đề trên không còn là khó khăn đối với nông dân vùng ven biển.