Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quả Ngọt Cuối Mùa

Quả Ngọt Cuối Mùa
Ngày đăng: 03/09/2014

Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.

Quả ngọt, cuối mùa, nhãn muộn

Hiệu quả từ nhãn muộn

Chúng tôi đến thăm vườn nhãn muộn của gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh, thôn Giáp Trung, xã Thanh Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang). Vừa trò chuyện với khách, anh vừa tỉa cành tăm, quả lép kẹ trên những chùm nhãn trĩu quả. Theo anh Cảnh, làm như vậy giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả, quả sẽ to đều, chùm nhãn nhìn thích mắt hơn. “Mấy năm gần đây, cứ thời điểm chuẩn bị thu hoạch, khách từ nhiều nơi về hỏi mua nhãn đông như là nhà có con gái đẹp ấy”- anh Cảnh vui vẻ.

Trước đây, toàn bộ khu vườn của gia đình anh trồng vải thiều, cuối năm 2008, trên diện tích gần 2 ha, anh đốn bỏ một phần do năng suất thấp trồng thay thế bằng nhãn muộn, bưởi Diễn, bưởi da xanh. Đến nay, 300 cây nhãn bắt đầu cho năng suất cao. Riêng vụ này, gia đình anh thu khoảng 6 tấn quả, đã có người đặt mua cả vườn với giá 35 nghìn đồng/kg.

Nói về kinh nghiệm trồng nhãn muộn, anh Cảnh chia sẻ: “Xác định trồng cây ăn quả là nghề chính nên ngày nào vợ chồng tôi cũng ở ngoài vườn, khi làm cỏ, lúc diệt sâu. Để hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, tôi đến các trang trại nuôi gà, mua hàng chục tấn phân về ủ kỹ với vôi bột bón cho nhãn”. Ngoài ra, anh Cảnh còn liên kết với một số hộ ở Hà Nội, Hưng Yên ghép nhãn muộn làm giống, mỗi năm cung cấp hàng vạn cây giống cho các chủ vườn trong huyện.

Cùng với nhãn, hằng năm gia đình anh Cảnh còn thu hoạch hàng vạn quả bưởi Diễn, bưởi da xanh. Cây ăn quả đã giúp gia đình anh có điều kiện cải thiện cuộc sống và nuôi các con ăn học, mua ô tô chở hàng. Ngôi nhà ba tầng khang trang, nhiều tiện nghi sinh hoạt hiện đại được anh Cảnh cho biết là nhờ phần lớn từ tiền bán nhãn muộn.

Chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật

Vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Mậu - Ngô Thị Hường, thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hoà (Tân Yên) cũng có thu nhập cao từ trồng nhãn muộn. Một lần đi thăm vùng nhãn nổi tiếng ở Hưng Yên, ông Mậu chú ý đến giống nhãn quả to, thơm ngon, cùi dày. Tìm hiểu kỹ, ông được biết thêm, khi gặp mưa, hoa nhãn ít bị rụng, tỷ lệ đậu quả cao.

Đặc biệt, thời gian thu hoạch muộn hơn nhãn bản địa gần một tháng nên không chịu áp lực về thời vụ. Vì vậy, ông “kết” ngay và mua 200 cây giống về trồng trên diện tích hơn một ha.

Có cây trồng mới, hằng ngày ông chăm sóc tỉ mỉ; đến tận nơi bán cây giống học hỏi kinh nghiệm, đọc tài liệu, sách báo hướng dẫn về kỹ thuật trồng nhãn. Sau ba năm, vườn nhãn muộn đã đơm hoa kết trái lứa đầu, thu gần một tấn quả, được hơn chục triệu đồng/vụ. Từ đó đến nay, năm nào nhãn cũng cho quả xum xuê.

Sau khi thu hoạch, ông Mậu đốn cành lá để giữ cho khung tán hợp lý. Năm nay, những cây nhãn được 6 năm tuổi và chỉ cao hơn 2 m, rất tiện cho chăm sóc và thu hoạch. Mùa nhãn, thương lái nhiều nơi đến tận vườn đặt cọc. Vụ này, ước đạt hơn 5 tấn quả, nếu giá ổn định 30 nghìn đồng/kg như năm ngoái, trừ chi phí, thu hơn 150 triệu đồng.

Ông Mậu cho biết: “Khoảng giữa tháng Tám âm lịch, nhãn được thu hoạch. Khi đó, nhãn chính vụ và một số loại quả khác đã kết thúc thời vụ nên nhãn muộn luôn được giá”. Thấy hiệu quả, ông trồng thêm hơn 200 cây, đưa tổng số nhãn trong vườn lên gần 450 cây.

Theo người chủ vườn này, cần duy trì mật độ cây hợp lý, bón phân NPK ngay sau thu hoạch. Thời kỳ cây ra lộc và quả non phải cung cấp đủ nước, bổ sung ka-li khi cây kết thúc rụng quả sinh lý vừa tạo vị ngọt cho quả, vừa để cành, lá khoẻ nuôi cây.

Có kinh nghiệm làm vườn lâu năm, ông Mậu nghiệm rằng trồng nhãn muộn thu nhập cao nhưng giống cây này chỉ thích hợp nơi đất tơi xốp, đủ ẩm. Trên các chân đất khác, nhãn vẫn ra hoa đậu quả nhưng vị nhạt, cùi mỏng và vỏ cứng, chất lượng kém sẽ khó tiêu thụ.

"Với lợi thế về chất lượng, hiệu quả kinh tế, nhãn muộn được nhiều nông dân Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế đưa vào trồng. Từ nguồn vốn được phân bổ, mỗi năm Trung tâm hỗ trợ nông dân trồng từ 5-10 ha” - Ông Nguyễn Quang Hùng, Trưởng Phòng Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh


Có thể bạn quan tâm

Gà Đông Tảo Gà Đông Tảo "Sốt" Giá

Giá gà tăng đột biến do dịp cuối năm, nhu cầu mua loại gà đặc sản này làm quà biếu tăng cao. Gà biếu thường được bán theo cặp, trung bình từ 6 - 10 kg/cặp. Theo đó, gà Đông Tảo có giá từ 3 - 5 triệu đồng/cặp. Điểm đặc biệt của gà Đông Tảo là cặp chân “voi”, chân càng to càng được thị trường ưa chuộng. Khách đặt mua chủ yếu là ở Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lân cận.

22/01/2015
Nông Dân Được Bao Tiêu 60% Lượng Sữa Tươi Nguyên Liệu Nông Dân Được Bao Tiêu 60% Lượng Sữa Tươi Nguyên Liệu

Mở đầu vụ sản xuất năm 2015, chỉ trong 19 ngày đầu tháng 1, Vinamilk thu mua gần 12.000 tấn sữa, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, riêng khu vực TPHCM và phụ cận, trong những ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu mua hơn 7.500 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ.

22/01/2015
Nguồn Cung Thịt Heo Không Lo Thiếu Hàng Vào Dịp Tết Nguồn Cung Thịt Heo Không Lo Thiếu Hàng Vào Dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 đang đến gần. Đây là thời điểm lượng hàng hóa, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, việc bảo đảm cân đối nguồn cung - cầu thịt heo trong dịp tết đã được các cơ quan chức năng, ngành chăn nuôi, siêu thị, trung tâm thương mại tăng cường.

22/01/2015
Kinh Nghiệm Nuôi Bê Trên Đệm Lót Sinh Học Kinh Nghiệm Nuôi Bê Trên Đệm Lót Sinh Học

Qua quá trình nuôi bê trên đệm lót sinh học, ông Minh thấy hình thức nuôi này có nhiều ưu điểm nổi bật như: chuồng bê hoàn toàn không có mùi hôi thối, phân bê thải ra được xử lý ngay bởi đệm lót. Nếu như trước kia ông nuôi bê trên nền xi măng, đến ngày thứ 2 đã phải tắm cho bê vì phân thải ra hàng ngày dính bẩn trên cơ thể, làm cho bê bị dễ bị lạnh, dễ phát sinh bệnh hô hấp, tiêu chảy, thì nay ông nuôi bê không cần phải tắm.

22/01/2015
Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản

Đó là ông Nguyễn Văn Tự, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Năm 2010, ông mạnh dạn đầu tư hàng triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường, trồng thêm cỏ làm thức ăn xanh cho bò.

22/01/2015