Giá Xuất Khẩu Cao Su Giảm Hơn 24%

Báo cáo mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy: Ước tính khối lượng XK cao su tháng 9 đạt 133 nghìn tấn với giá trị 221 triệu USD.
Với ước tính này, 9 tháng đầu năm XK cao su đạt 705 nghìn tấn với giá trị đạt 1,25 tỷ USD, giảm 2,4% về khối lượng và giảm 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Giá cao su XK bình quân 8 tháng đầu năm 2014 đạt 1.800 USD/tấn, giảm 24,05% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2014, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013.
Cụ thể: Trung Quốc giảm 23,64% về khối lượng và giảm 34,41% về giá trị; Malaysia giảm 14,04% về khối lượng và giảm 39,55% về giá trị.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, khối lượng NK cao su trong tháng 9 đạt 30 nghìn tấn với giá trị đạt 63 triệu USD, đưa khối lượng NK mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm đạt 232 nghìn tấn, giá trị NK đạt 470 triệu USD, tăng 2,2% về lượng nhưng giảm 6,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường NK cao su chủ yếu bao gồm Hàn Quốc (chiếm 21,8%), Nhật Bản (17,1%) và Campuchia (11,6%). Trung Quốc là thị trường NK cao su lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm 5,2% tổng kim ngạch NK. So với cùng kỳ năm 2013, tổng khối lượng NK cao su từ thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2014 tăng nhẹ 0,9%, tuy nhiên kim ngạch NK lại giảm 6,6%.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, tại địa bàn các huyện vùng cao tỉnh Quảng Ngãi, thương lái đang lùng sục thu mua cây khổ sâm (hay còn gọi là cây cứt chuột) với giá cao để xuất sang thị trường Trung Quốc. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ việc làm này.

Hầu như bất cứ ai đi Cần Giờ (TPHCM) cũng phải tìm mua bằng được đặc sản khô cá dứa. Cá dứa Cần Giờ vì vậy hút hàng, rất khó mua đã trở thành cơ hội để cá dứa giả tràn lan.

Nguyên nhân là do vào thời điểm hiện nay Đà Lạt đã hết mùa dâu tây chính vụ, khan hiếm hàng đã đẩy giá cả tăng cao. Theo một số tiểu thương, trong thời gian tới giá dâu tây có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa. Hiện Đà Lạt có trên 100ha dâu tây, chủ yếu ở các phường 7, 8.

Năm 2013, Việt Nam đã NK bông nguyên liệu từ 19 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi. Các nước cung cấp chính chủ yếu nằm ở khu vực Tây Phi và một số nước Đông Phi. Một số DN Việt Nam nhận xét, nguồn bông này có chất lượng khá tốt, giá hợp lý và phù hợp với yêu cầu sản xuất tại Việt Nam.

Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…