Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Bảo Quản Tôm Sau Thu Hoạch

Phương Pháp Bảo Quản Tôm Sau Thu Hoạch
Ngày đăng: 18/06/2012

Bảo quản tôm sau thu hoạch là một khâu quan trọng nhằm làm tăng giá trị sản phẩm. Trước khi thu hoạch tôm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như tấm bạt bằng nhựa, rổ và xô nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch để rửa tôm, nước đá sạch để gây chết và bảo quản tôm.

Có 2 phương pháp bảo quản tôm:

Phương pháp 1: Bảo quản sống

Phương pháp này phức tạp, song chất lượng hoàn toàn đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Để bảo quản theo phương pháp này tôm thu phải còn sống, khoẻ mạnh, nguyên hình dạng, đẹp sau đó đưa vào giai đặt dưới nước nơi có nguồn nước sạch trong, gần nơi quản lý. Mật độ tôm bảo quản trong giai khoảng 300 con/m3, phải có hỗ trợ máy sục khí và thời gian bảo quản sống không nên quá 5 giờ. Sau đó đưa ngay tới nơi tiêu thụ, chế biến. Hiện nay đã có ô tô chuyên dụng để mua tôm sống cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng.

Phương pháp 2: Bảo quản tươi

Bước 1 - Rửa và lựa tôm: Sau khi thu hoạch phải rửa tôm bằng nước sạch, rửa và lựa tôm ở nơi thoáng mát. Tôm phải được đặt trên tấm bạt nhựa hoặc rổ nhựa sạch, không được để tôm trực tiếp xuống đất, sàn gỗ hoặc nền xi măng.

Bước 2 - Gây chết tôm bằng nước đá lạnh: Sau khi rửa sạch thì gây chết tôm bằng nước đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm với 1 phần nước đá và 1 phần nước (nghĩa là 20 kg tôm cần 10 kg nước đá và 10 lít nước sạch). Cách thực hiện:

- Đổ nước vào thùng nhựa hoặc thùng cách nhiệt.

- Cho nước đá xay hoặc đá vảy vào theo tỷ lệ 10kg nước đá và 10 lít nước.

- Khuấy đều cho nước đá tan (độ lạnh bằng 0ºC), đổ tiếp 20 kg tôm vào thùng, đậy nắp lại và giữ nước như vậy khoảng 30 phút.

Bước 3 – Ướp tôm Sau gây chết tôm bằng nước đá lạnh thì vớt ra và chuyển sang ướp với nước đá xay hoặc đá vẩy trong thùng cách nhiệt. Tỷ lệ tôm và nước đá tùy thuộc vào thời gian bảo quản và vận chuyển tôm đến nơi thu mua hoặc xí nghiệp đông lạnh. Nếu thời gian bảo quản và vận chuyển không quá 12 giờ thì cần ướp tôm với nước đá theo tỉ lệ 10 kg tôm với 5 kg nước đá. Nếu thời gian bảo quản và vận chuyển từ 12 - 24 giờ thì cần ướp tôm với nước đá theo tỉ lệ 10 kg tôm với 10 kg nước đá.

Cách bảo quản tôm:

- Cho một lớp nước đá ở đáy thùng cách nhiệt, dày khoảng 1 tấc (10cm).

- Cho vào 1 lớp tôm mỏng dưới 1 tấc, Tiếp theo, cứ cho một lớp nước đá một lớp tôm cho đến khi đầy thùng. Trên cùng phủ lớp nước đá dày hơn 1 tấc.

- Đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi sạch sẽ thoáng mát.

Sau khi tôm được ướp với nước đá, cần chuyển ngay đến nơi thu mua hoặc xí nghiệp đông lạnh càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Các dụng cụ dùng trong bảo quản tôm phải được rửa sạch sau mỗi lần sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân xã Đức Nhuận chung tay phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới Hội Nông dân xã Đức Nhuận chung tay phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới

Học và làm theo Bác từ những công việc nhỏ, hoàn thành tốt công việc của mình đang làm, trở thành phương châm hoạt động và làm việc của Hội nông dân xã Đức Nhuận, để cùng nhau xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

04/06/2015
Gặt lúa nơi xứ người Gặt lúa nơi xứ người

Ngày mùa, trên cánh đồng nặng trĩu lúa vàng ở Gio Quang (huyện Gio Linh, Quảng Trị) càng thêm nhộn nhịp trong âm thanh rền vang từ những chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động liên tục. Cơ giới hóa trong nông nghiệp thực sự đã đem lại nhiều tiện ích và hiệu quả to lớn cho người nông dân.

04/06/2015
Hồ tiêu được mùa, được giá Hồ tiêu được mùa, được giá

Những ngày này, người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi vì hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá.

04/06/2015
Krông Nô khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa chất lượng cao Krông Nô khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa chất lượng cao

Trong vụ đông xuân vừa qua, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Krông Nô đã đưa trồng khảo nghiệm thành công 7 giống lúa mới là AC5, TL6, LH12, HBO2, Nam Định 5, Thiên ưu 8, thảo dược Vĩnh Hòa (VH1), thu hút 35 hộ dân đã tham gia và đưa lại năng suất, chất lượng cao.

04/06/2015
Vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung dân chưa mặn mà Vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung dân chưa mặn mà

Với đàn heo khoảng 1,5 triệu con, đàn gà gần 14 triệu con, Đồng Nai được xem là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước. Từ năm 2008, tỉnh đã quy hoạch các vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung để quản lý tốt vấn đề môi trường và kiểm soát về dịch bệnh.

04/06/2015