Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Nông Thôn Mới Khó Khăn Ở Những Xã Giáp Ranh

Xây Dựng Nông Thôn Mới Khó Khăn Ở Những Xã Giáp Ranh
Ngày đăng: 24/01/2015

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã góp phần mang lại diện mạo mới cho nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Tuy nhiên sau một thời gian triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập.

Còn lắm gian nan

Nhiều xã khi còn thuộc huyện Sơn Tịnh đã được phê duyệt về “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Tuy nhiên mọi nguồn vốn đầu tư... vẫn còn trên giấy, dẫn đến khối lượng công việc không thể thực hiện được, ứ lại, dồn qua năm sau. “Đến khi sáp nhập vào TP.Quảng Ngãi, cấp trên yêu cầu phải thực hiện lại Đề án trong khi số tiền thuê tư vấn thực hiện đề án của những năm trước vẫn còn nợ”, ông Văn Nguyên - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Thiện bày tỏ.
Vốn đầu tư chưa có, ngân sách địa phương eo hẹp, cho nên với Tịnh Thiện có những tiêu chí khó thực hiện, nhất là các tiêu chí liên quan đến cơ sở hạ tầng như giao thông, trường học. Trong khi đó, chợ thì chưa được đầu tư bài bản, mới có vài ki-ốt kinh doanh, nhưng cũng không thể kêu gọi xã hội hóa vì địa bàn xã chỉ có vài hộ buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã là 13,3 triệu đồng/người/năm, chỉ tiêu đặt ra năm 2015 phải tăng lên 17,3 triệu đồng, năm 2020 phải tăng lên 30,4 triệu đồng. Trong khi đó đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, diện tích đất canh tác sẵn có, thu nhập đã có chừng thì để đạt được tiêu chí thu nhập vẫn còn lắm những khó khăn với địa phương...
Dù cán bộ luôn nỗ lực, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, lại nằm sát bên với xã Tịnh Khê, Tịnh Châu là hai xã điểm xây dựng NTM, nhưng Tịnh Thiện chỉ mới đạt 4/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí về NTM. “Trước mắt, địa phương chủ yếu tập trung vào các tiêu chí cần... ít tiền để dễ thực hiện. Theo lộ trình, đến năm 2020 sẽ về đích, còn 5 năm nhưng khó mà đúng hẹn”, ông Nguyên cho hay.
Nỗi khổ vùng giáp ranh
“Xã vừa giáp với thành phố vừa giáp ranh với Nghĩa Hành-huyện điểm xây dựng NTM, nhiều lúc bà con cứ... phân bì nhìn sang các xã bạn hầu hết các tuyến đường đều được bê tông hóa. Bà con cứ thắc mắc, phản ánh là tại sao xã mình không làm được như xã lân cận”, ông Đặng Văn Tuyến - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Điền nói về một trong những khó khăn của địa phương.
Xã Nghĩa Điền có trên 95% hộ dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, mức thu nhập bình quân 12 triệu đồng/năm nên địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng NTM. Năm qua, địa phương huy động mọi sự đóng góp của bà con được gần 200 triệu đồng, trong khi đó theo tính toán giá cả hiện nay thì để hoàn thành 1km đường bê tông thì phải tốn hơn 1 tỷ đồng. Không có nguồn thu từ doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều tập trung vào các khu công nghiệp kế cận như KCN Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi), KCN Đồng Dinh (Nghĩa Hành). Thế nên với 71 tuyến đường giao thông kể cả tuyến nội đồng thì Nghĩa Điền mới bê tông được 2 tuyến.
Tài chính địa phương có hạn, phụ thuộc vào nguồn kinh phí đầu tư của thành phố dẫn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều khó khăn. Trong khi đó theo ông Tuyến, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện sẽ là cú hích cho các tiêu chí khác. Ngoài ra một trong những cái khó nữa là trên địa bàn có chợ Dốc Chuồi đã hoạt động 16 năm nay, nhưng là chợ tự phát chưa được đầu tư bài bản, diện tích chợ chưa đủ chuẩn theo tiêu chí NTM.
Hiện nay, Nghĩa Điền đạt 9/19 tiêu chí. Dự kiến đến hết năm 2015, địa phương sẽ hoàn thành tiêu chí số 5 và 16. Xác định sẽ có nhiều khó khăn, địa phương đang nỗ lực phấn đấu, nhưng điều trăn trở lớn nhất là kinh phí đầu tư  xây dựng cơ sở hạ tầng.
Những năm qua, chương trình xây dựng NTM là động lực để thúc đẩy kinh tế, góp phần hiện đại hóa nông thôn. Nhưng với nhiều địa phương chưa thể huy động được các nguồn lực đầu tư để thực hiện các chỉ tiêu đặt ra. Trong khi đó 19 tiêu chí lại áp dụng cho tất cả các địa phương không phân biệt vùng miền và nguồn lực. Đấy là những khó khăn mà các cấp, các ban ngành, chính quyền phải cùng tháo gỡ để việc thực hiện NTM đạt mục tiêu đề ra.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển kinh tế thuỷ sản: Giải bài toán đáp ứng đủ nhu cầu con giống Phát triển kinh tế thuỷ sản: Giải bài toán đáp ứng đủ nhu cầu con giống

Là tỉnh có nhiều diện tích và tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản, những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản ngày càng phát triển và trở thành lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh.

03/11/2015
Cầu nối cho doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL Cầu nối cho doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL

Bà Katharine Heather- Tổng Lãnh sự quán Australia vừa làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, bàn về khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến trong ngành đánh bắt, chế biến thủy, hải sản của Australia cho các doanh nghiệp (DN) ĐBSCL.

03/11/2015
Hiệu quả từ mô hình áp dụng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra Hiệu quả từ mô hình áp dụng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra

Trong khi nhiều hộ nuôi cá tra thua lỗ phải treo ao, ngừng nuôi thì gia đình ông Nguyễn Văn Phú ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp vẫn “sống khỏe” với mô hình nuôi cá tra theo chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ.

03/11/2015
Cá chết hàng loạt không phải do vi rút gây ra Cá chết hàng loạt không phải do vi rút gây ra

Đó là báo cáo của Chi cục Thủy sản vào chiều ngày 28/10, tại kết quả xét nghiệm cá nuôi lồng tại xã Vĩnh Tân (Tuy Phong - Bình Thuận) bị chết hàng loạt thời gian qua.

03/11/2015
Tổng cục Thủy sản Bộ NN&PTNT khảo sát đánh giá hiện trạng tôm lúa 2 huyện Phước Long và Hồng Dân Tổng cục Thủy sản Bộ NN&PTNT khảo sát đánh giá hiện trạng tôm lúa 2 huyện Phước Long và Hồng Dân

Đoàn cán bộ nghiên cứu Tổng cục Thủy sản - Bộ NN& PTNT phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu vừa tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa tại địa bàn 2 huyện Phước Long và Hồng Dân.

03/11/2015