Phun Thuốc Đặc Trị Ngăn Chặn Bệnh Đạo Ôn Hại Lúa
Chiều 28/1, Chi Cục bảo vệ Thực vật tỉnh phối hợp với Công ty bảo vệ Thực vật An Giang tổ chức cấp phát thuốc và hướng dẫn nông dân Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Kiến 3 (TP Tuy Hòa) phun thuốc đặc trị Fuan phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa.
Bà Nguyễn Thị Lơn, Trưởng Trạm bảo vệ Thực vật TP Tuy Hòa cho biết, bệnh đạo ôn xuất hiện trên diện tích 8ha tại cánh đồng Cây Da, Cây Duối (xã Hòa Kiến), có khả năng lây lan nhanh vì vậy hướng dẫn nông dân phun thuốc đặc trị để phòng trừ. Theo nhận định của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời tiết hiện nay lạnh, âm u, sáng sớm có nhiều sương và kéo dài trong nhiều ngày, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch hại phát sinh trên cây lúa.
Hiện tại, lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh – làm đòng nên tán lá phát triển che phủ làm tăng ẩm độ trong ruộng lúa, phù hợp cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại. Do đó, nông dân tích cực chăm sóc, làm cỏ, bón phân cân đối N-P-K sẽ làm hạn chế bệnh. Khi bệnh phát sinh cần dừng bón phân (đặc biệt là phân có chứa đạm), cần thiết nên bón theo bảng so màu lá lúa. Nếu phát hiện bệnh phát sinh cùng với các điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển, nông dân dùng các thuốc đặc trị như: Filia, Beam, Fuan, Fuji-one, Trizole,… để phun trừ.
Có thể bạn quan tâm
Tháng 9/2013, Trung tâm sách Kỷ lục VN tiếp tục triển khai hành trình quảng bá, ẩm thực đặc sản VN lần thứ 2/2013 và đã gửi hồ sơ đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á về 10 món ăn nổi tiếng và 8 đặc sản quà tặng của VN, trong đó có quế Trà Bồng.
Sau 11 tháng thả nuôi, anh Phong tuyển chọn thu trước gần 300 kg ba ba thương phẩm với giá bán trên 300.000 đ/kg, trừ hết chi phí còn lãi trên 40 triệu đồng.
Từ nguồn kinh phí của cơ quan khuyến nông quốc gia, vụ Hè thu 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Vị Thủy (Hậu Giang) kết hợp với xã Vị Thanh triển khai thực hiện thí điểm chương trình “Áp dụng 3 giảm, 3 tăng kết hợp với kỹ thuật trồng lúa sinh thái, tăng năng suất, nhưng giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới (gọi tắt SRI), tại cánh đồng mẫu lớn xã Vị Thanh.
Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), vụ vải thiều năm nay, huyện dành 500 triệu đồng từ ngân sách để hỗ trợ thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
So với cùng kỳ năm trước thì hiệu quả những tháng đầu vụ không được như ý muốn, nếu không muốn nói là quá thất vọng.