Phục tráng thành công đậu nành thuần chủng Cư Jút
Phục tráng giống đậu nành thuần chủng
Theo Bộ NNPTNT, Việt Nam hiện mỗi năm phải nhập khẩu khoảng hơn 10 triệu tấn nguyên liệu ngô, đậu nành và khô dầu đậu nành cho sản xuất thức ăn chăn nuôi (riêng đậu nành và khô dầu đậu nành khoảng gần 5 triệu tấn).
Anh Dương Bá Sơ - Trưởng nhóm kỹ thuật canh tác và anh Cao Văn Khanh - người tham gia mô hình trình diễn giống đậu nành Cư Jút chọn thuần.
Phân tích về nguyên nhân suy giảm diện tích của cây đậu nành, ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng: “Cây đậu nành là cây rất dễ tính, dễ canh tác, đặc biệt là khi canh tác có khả năng cải tạo đất rất tốt. Tuy nhiên, những năm vừa qua đậu nành suy giảm, thậm chí còn mất dần ở một số địa phương. Đó là do năng suất của đậu nành ở Việt Nam thấp, chỉ từ 1,5 tấn và nơi nào canh tác tốt, cao nhất là 2 – 2,5 tấn/ha”.
Nguyên nhân chính khiến người nông dân không mặn mà với cây đậu nành là do hầu hết giống đậu nành hiện nay đã bị thoái hóa khiến năng suất ngày càng giảm, tình trạng sâu bệnh xuất hiện thường xuyên gây rủi ro cao cho người nông dân.
Nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất của cây đậu nành, tạo điều kiện làm giàu cho người nông dân, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC) đã nghiên cứu và cho ra giống đậu nành Cư Jút chọn thuần.
Ông Huỳnh Sơn Hải - Giám đốc VSAC cho biết, Vinasoy là công ty hàng đầu hiện nay về sản xuất và phân phối sữa đậu nành với tỷ lệ 83% trên thị trường Việt Nam. Hiện Vinasoy cũng vừa khánh thành và đưa vào hoạt động dây chuyền 2 của Nhà máy Sữa đậu nành Bắc Ninh nâng tổng công suất mỗi năm lên 180 triệu lít sữa đậu nành. Để có được chất lượng sữa đậu nành thơm ngon, hiện Vinasoy sử dụng hoàn toàn đậu nành truyền thống sản xuất trong nước. Do đó, công ty đã có chính sách xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất đậu nành từ nhiều năm trước đó.
Năng suất tăng thêm 20%
Dự kiến trong thời gian tới, Vinasoy sẽ tiếp tục triển khai cấp phát 1.500kg giống đậu nành đạt chuẩn trên diện tích 20ha, từ đó mở rộng nhân giống trong vụ II – 2015 tại Cư Jút.
Từ những trăn trở tạo ra giống đậu nành có năng suất cao hơn cho nông dân, VSAC với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu công nghệ sinh học đậu nành quốc gia Hoa Kỳ - Đại học Missouri quyết tâm chọn thuần đậu nành với quy trình nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế và quyết định phát triển bền vững vùng nguyên liệu tại tỉnh Đăk Nông.
Ông Đỗ Văn Thanh (xã Đăk Drong) cho biết, qua trồng thử nghiệm trên 4.000m2, đậu nành Cư Jút chọn thuần cho năng suất tăng gần 20% so với giống cũ. Vì chất lượng hạt đậu nành thành phẩm cũng tốt hơn, nên giá thu mua đậu nành cũng tăng từ 12.000 lên 14.000 đồng/kg.
“Khi tham gia liên kết với doanh nghiệp, chúng tôi cũng yên tâm hơn vì không phải lo đầu ra bấp bênh đối với cây đậu nành nữa, do đó năm nay gia đình tôi và nhiều hộ cũng dự kiến sẽ mở rộng diện tích trồng đậu nành” - ông Thanh nói.
Ông Huỳnh Sơn Hải cho biết: Sau 2 năm, chúng tôi đã chọn thành công giống đậu nành ở địa phương – Cư Jut chọn thuần, và đã đạt mục tiêu là tạo ra năng suất cao hơn giống hiện tại, thay thế dần các giống đã bị thoái hoá ở địa phương để đảm bảo năng suất, đảm bảo được sự phát triển nguồn nguyên liệu cho Vinasoy tạo ra các sản phẩm đem lại dinh dưỡng an lành…
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm qua, nhiều nông dân ở xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy) đã áp dụng thành công mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhằm giải quyết lối ra cho sản xuất. Nhờ vậy nâng được khả năng cạnh tranh của hạt gạo hàng hóa, vừa tạo chuỗi giá trị bền vững thông qua liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Trên bình diện tổng thể, xuất khẩu (XK) thủy sản cả nước trong những tháng đầu năm 2015 chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất so với cùng kỳ trong vòng 5 năm qua, cả về số lượng và giá trị.
Từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác đa phương, khu vực và song phương. Về phía tỉnh, nhằm chủ động hội nhập quốc tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có các chương trình hành động; ngành Nông nghiệp tích cực triển khai các bước đi hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế; liên tục bổ sung, cập nhật và cụ thể hóa các bước đi vào các quy hoạch ngành và sản phẩm.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến đầu tháng 5/2015, tổng diện tích cây trồng bị hạn hán toàn tỉnh là 11.516,5 ha (chủ yếu là cà phê và lúa nước), lớn nhất từ trước tới nay.
Khi mà những công thức pha trộn thức ăn chăn nuôi (TĂCN) không còn là bí mật, các DN nhập khẩu nguyên liệu TĂCN lại “hầu” chủ trang trại tận chân răng, xu thế tự pha trộn TĂCN đang là lối thoát cho người chăn nuôi nhằm thoát khỏi tình trạng phải nuôi đại lí.