Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Quản Lý Sâu Cuốn Lá, Nhện Gié

Giải Pháp Quản Lý Sâu Cuốn Lá, Nhện Gié
Ngày đăng: 27/11/2014

Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Sâu cuốn lá nhỏ là dịch hại thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Chúng gây hại bằng cách, sau khi nở sâu non nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lúa lại tạo thành cái bao, rồi nằm bên trong ăn chất xanh của lá, chỉ để lại màng trắng bên ngoài. Làm giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nếu nặng có thể gây thất thu năng suất nghiêm trọng. Trong một ruộng lúa, sâu cuốn lá thường có hai đợt chính:

Đợi thứ nhất: Thường vào lúc lúa đẻ nhánh rộ, đợt này tỉ lệ lá bị hại có thể sẽ cao, nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới, chồi mới để bù đắp những gì đã mất. Nhưng theo khuyến cáo tỉ lệ sâu ở mật độ cao bà con cần xịt thuốc để bảo vệ lúa.

Đợt sâu thứ hai thường xuất hiện trùng vào lúc lúa làm đòng, trổ bông, đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng, nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Hiện tại nhiều trà lúa đông xuân sớm tại Sóc Trăng bước vào giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, kết hợp với thời tiết có mưa nắng xen kẽ, sâu cuốn lá dễ phát sinh, có khả năng phát triển và gây hại mạnh trong thời gian tới.

Trong thực tiễn, nhiều nông dân sử dụng thuốc chưa theo nguyên tắc bốn đúng nên sâu dễ bị lờn thuốc, như phun thuốc chưa đúng giai đoạn (phun ngừa khi sâu chưa xuất hiện hoặc phun thuốc khi sâu đã quá già, tuổi 4-5), sử dụng thuốc tăng liều so với khuyến cáo, phun thuốc chưa đủ lượng nước,….dẫn đến sâu lờn thuốc.

Do chuyên canh, sản xuất ba vụ nên lúc nào cũng có nguồn thức ăn cho sâu cuốn lá phát triển, trên ruộng xuất hiện sâu gối lứa nên cũng rất khó chọn thời điểm phun thuốc đạt hiệu quả. Cùng với sự phát triển sâu cuốn lá, thì nhện gié cũng là đối tượng quan trọng bà con cần đề phòng, bởi chúng làm thiệt hại rất đáng kể khi lúa trổ. 

Cơ thể của nhện rất nhỏ, trong suốt, rất khó phát hiện bằng mắt thường. Chúng gây hại bằng cách chích hút nhựa làm cho cây lúa phát triển kém. Nếu mật số cao, nhện có thể leo lên hại bông, làm hạt lúa bị lép lửng. Những vết thương do nhện gây ra còn là cửa ngõ cho nhiều loài nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cây lúa.

Sulfaron có khả năng thấm sâu qua tế bào biểu bì của lá, là thuốc có tác động vị độc và tiếp xúc, hiệu lực phòng trừ mạnh. Trên cây lúa, ngoài sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, thuốc còn diệt được cả sâu đục thân và sâu đục bẹ, là đối tượng cũng thường có mặt trên ruộng lúa cùng lúc với sâu cuốn lá, vì thế khi sử dụng thuốc để trừ sâu cuốn lá,  thì đồng thời cũng góp phần phòng trừ sâu đục thân, đục bẹ và nhện gié trong ruộng lúa.

Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để  ngăn ngừa bệnh lây lan. 

Bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá và nhện gié là những dịch hại nguy hiểm trên đồng ruộng chúng có thể gây thiệt hại lớn về năng suất. Thời tiết hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi để dịch hại phát triển, nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp được khuyến cáo để bảo vệ lúa.

Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2515&keycon=59&lsk=&keyntc=6


Có thể bạn quan tâm

Bắc Giang Hạn Chế Cây Vải Thiều Bị Chết Rút Bắc Giang Hạn Chế Cây Vải Thiều Bị Chết Rút

Sau vụ thu hoạch vải thiều, thời tiết trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thường có nắng mưa xen kẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vải thiều. Đặc biệt là ở những vườn vải thấp, dễ xảy ra tình trạng ngập úng nhiều ngày. Nếu người dân không làm rãnh thoát nước tốt thì cây vải thiều sẽ chết rút.

18/07/2014
“Rau Kỷ Luật” Ở Suối Thông B “Rau Kỷ Luật” Ở Suối Thông B

Hơn 20 hộ dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận với hệ thống siêu thị ở TP.Hồ Chí Minh. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức kỷ luật tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

05/12/2014
Đầu Tư Nâng Chất Giống Bò Đầu Tư Nâng Chất Giống Bò

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), đàn bò thịt cả nước từ 6,7 triệu con năm 2007 giảm xuống còn 5,07 triệu con vào năm 2014, tức chỉ trong 7 năm đã giảm khoảng 1,63 triệu con. Do nguồn cung trong nước đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu tiêu dùng nên Việt Nam phải nhập khẩu 300.000 - 400.000 con bò thịt mỗi năm từ Australia, Lào, Campuchia, Thái Lan...

05/12/2014
Bình Thuận Sản Xuất Thanh Long VietGAP Đạt Trên 99% Kế Hoạch Năm Bình Thuận Sản Xuất Thanh Long VietGAP Đạt Trên 99% Kế Hoạch Năm

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã trồng mới 1.968 ha thanh long. Các huyện có diện tích trồng mới thanh long nhiều gồm huyện Bắc Bình 520 ha, Hàm Thuận Nam 499 ha, La Gi 351 ha và Hàm Thuận Bắc 280 ha. Nâng tổng diện tích thanh long toàn tỉnh đến cuối tháng 6/2014 đạt 22.470 ha.

18/07/2014
Tín Dụng Cho Nông Nghiệp Linh Hoạt Cấp Vốn Vay Tín Dụng Cho Nông Nghiệp Linh Hoạt Cấp Vốn Vay

Linh hoạt cấp vốn vay theo từng giai đoạn của dự án là hình thức đang được các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai trong Chương trình Cho vay thí điểm theo chuỗi nông nghiệp được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai từ đầu tháng 6/2014.

18/07/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.