Nông dân khó chủ động thu hoạch lúa

Ông Võ Hường - Giám đốc HTXNN Vạn Long (huyện Vạn Ninh) cho biết, các HTXNN cánh bắc huyện Vạn Ninh đều khan hiếm máy gặt nên phải đi thuê nơi khác, kể cả ở tỉnh Phú Yên.
“HTX có nhu cầu mua máy gặt nhưng thiếu vốn.
Máy gặt của Nhật có ưu thế hơn máy Trung Quốc hay nội địa (gặt được ruộng sình, lún, lúa ngã, độ bền cao...) nhưng giá thành rất cao” - ông Hường nói.
Máy gặt hoạt động tại Suối Hiệp, huyện Diên Khánh
Không chỉ HTX mà nhiều nơi, nông dân cũng thiếu máy gặt.
Theo ông Nguyễn Mùi (Phước Tuy 2, xã Diên Phước, huyện Diên Khánh), vào mùa gặt, nhất là vụ hè thu, lúa đổ ngã nhiều nhưng thiếu máy gặt dẫn đến thất thoát lớn, đẩy chi phí lên cao bởi phải thuê người gặt bộ.
Theo nghiên cứu của Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức độ cơ giới hóa thu hoạch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện đạt hơn 61%.
Hiện nay, Khánh Hòa có 329 máy gặt các loại, trong đó Vạn Ninh 45 chiếc, Ninh Hòa 139, Diên Khánh 83, Khánh Vĩnh 17; Cam Lâm 27, Cam Ranh 15, Khánh Sơn 3, Nha Trang không có chiếc nào.
Tuy mặt bằng chung không thiếu máy gặt, nhưng việc điều chuyển rất khó khăn.
Ông Trương Hữu Lan - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn thừa nhận, tình trạng thiếu máy gặt trong tỉnh gây khó khăn cho nông dân trong vụ thu hoạch.
Do trước đây máy gặt chủ yếu là hàng Trung Quốc hay liên doanh nên nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng, không tiếp tục được sử dụng.
Hiện nay, nông dân có khuynh hướng mua máy gặt Nhật, có độ bền nhưng giá thành quá cao.
Ngành Nông nghiệp hiện nay vẫn chưa biết làm thế nào để hỗ trợ các HTXNN mua sắm máy để chủ động khâu thu hoạch.
Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 68/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Theo đó, Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất mua máy móc, thiết bị trong 2 năm đầu, 50% năm thứ 3.
Tuy nhiên, theo nhiều người, việc triển khai vẫn còn nhiều bất cập, thủ tục còn nhiêu khê, rườm rà (phải bảo đảm các yêu cầu như: hóa đơn, chứng từ xác nhận nguồn gốc, xuất xứ máy móc, thiết bị; chứng minh được năng lực tài chính; có vốn đối ứng...) nên nông dân ít mặn mà.
Để giải quyết vướng mắc này, UBND tỉnh cần chỉ đạo ngành Nông nghiệp và ngân hàng phối hợp để tìm cách tháo gỡ.
Có như vậy, vấn đề thiếu máy gặt mới được giải quyết, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch mới đi vào cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Là một trong năm trang trại được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Súp (Đắc Lắk) cấp giấy chứng nhận hoạt động, trang trại chăn nuôi của gia đình anh Nguyễn Văn Hoạt (sinh năm 1987) ở thôn 10, xã Ea Lê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Trong khuôn khổ chương trình do quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup (Hà Nội) tài trợ, ngày 17/10, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã tổ chức bàn giao 130 con bò giống cho các hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn huyện.

Theo chị Đặng Thị Sương - Chủ tiệm hột vịt Phước Thanh (Phường 8 - TP Vĩnh Long), giá trứng vịt giảm là do thời điểm này vịt chạy đồng nhiều dẫn đến nguồn cung nhiều. So tuần trước, giá trứng vịt giảm 2.000 - 3.000 đ/chục. Sức mua hiện khá yếu nên “mỗi đợt lấy hàng tôi thường lấy 500 - 600 trứng, khi nào bán hết mới lấy tiếp”.

Ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết hiện thương lái phân loại và định giá heo không dựa vào việc trại đó được chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) hay không mà dựa vào giống, ngoại hình khi xuất chuồng. Do đó, dù nuôi heo VietGAP vốn đầu tư nhiều nhưng giá bán không cao hơn so với heo thường.

Chiều 17/10, tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giải pháp phát triển giống bò trên địa bàn Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các địa phương chăn nuôi nhiều bò của TP.