Niên vụ cà phê 2015 - 2016 thấp thỏm nỗi lo
Thống kê của cơ quan chuyên môn, toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 79.770 ha cà phê; trong đó cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh chiếm 76.522,9 ha, còn lại là diện tích vừa tái canh, trồng mới.
Theo quy luật, hàng năm thường đến trung tuần tháng 11 (Dương lịch) mới đến vụ thu hoạch rộ cà phê; tuy nhiên, năm nay mọi thứ đã thay đổi.
Nhiều diện tích chín sớm buộc người trồng cà phê phải tận dụng nguồn nhân công gia đình để thu hoạch, chưa kể diện tích cà phê thu bói.
Việc thu hoạch sớm này xuất phát từ diễn biến thời tiết năm nay.
Mưa trái vụ làm cà phê ra hoa sớm rồi tình trạng hạn hán thiếu nước tưới đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, dẫn đến hiện tượng cà phê chín sớm.
Đặc biệt do phải thu hoạch sớm nên giá cà phê hiện nay đang thấp hơn so với đầu vụ năm ngoái từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg tươi.
Nông dân đang rất lo lắng khi còn khoảng 1 tháng nữa sẽ bước vào giai đoạn thu hoạch chính.
Đang thuê 2 nhân công vừa hái trái bói vừa hái những cây chín sớm khác thường so với mọi năm, ông Vương Văn Bảy (thôn 19, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) cho hay:
Do cà phê chín sớm, vì vậy phải thuê người đi hái trong thời điểm này cũng hơi bất ngờ, gia đình cũng vừa về quê tìm người lên hái giúp.
Với 3 ha hiện có, mỗi năm gia đình đầu tư mỗi ha khoảng 30 triệu đồng, chưa tính tiền công làm cỏ, cành và thu hoạch…
Hiện nay giá cà phê đang xuống thấp và thường dao động ở mức từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg tươi và luôn thay đổi từng ngày.
Với mức giá này, hầu hết người trồng cà phê may lắm thì huề vốn.
Mỗi năm gia đình thu được khoảng 15 tấn cà phê nhân, nhưng năm nay dự kiến chỉ thu hoạch được khoảng 9 tấn, giảm gần 30% so với vụ trước.
Còn ông Nguyễn Văn Tài (thôn 1, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cho hay: Giá cả hiện nay rất khó lường, mỗi ngày một giá.
Nếu giá như thế này người trồng cà phê chúng tôi chỉ huề vốn, có lãi cũng không bao nhiêu vì giá thuê nhân công thu hái ở mức 150.000 đồng/ngày.
Là một trong những cơ sở chuyên thu mua cà phê, ông Trần Đăng Khoa (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) cho biết: Năm nay người dân hái sớm nên thu mua cũng sớm hơn mọi năm.
Trung bình mỗi ngày cơ sở thu mua khoảng 300 đến 400kg.
Cà phê bị thiếu nước tưới nên nhân cũng nhỏ hơn.
Đặc biệt, giá cả thấp và luôn thay đổi khiến người trồng cà phê gặp không ít khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Đó là anh Nguyễn Xuân Long, ở thôn Xuân Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh cho biết: Trước năm 2001 anh làm nghề sản xuất bay, bàn chà bán cho cánh thợ nề. Thấy đất vườn nhà rộng nên anh mua 200 gà ta giống về nuôi chơi, không ngờ “làm giỡn, ăn thiệt”, sau gần 3 tháng xuất chuồng lãi 4 triệu đồng.
Từ cuối tháng 9 đến nay, nông dân các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai như Thanh Mai, Bích Hòa, Cao Dương, Hồng Dương... hối hả bước vào vụ gặt. Theo các hộ nông dân, thời tiết nắng ráo như hiện nay rất thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản thóc. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện Thanh Oai gieo cấy 6.666 ha, trong đó, diện tích cấy các giống lúa lai có năng suất và chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, BC15, lúa lai Thái Xuyên 111... chiếm khá lớn.
Những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất lúa gạo của Đồng Tháp liên tục tăng mạnh. Diện tích gieo trồng hằng năm ước đạt 500 nghìn ha, sản xuất 2 - 3 vụ/năm. Năm 2013, diện tích trồng lúa của tỉnh tăng 514.803 ha, sản lượng 3,3 triệu tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay.
Trước đây, ở Thanh Hóa nhiều người chỉ coi vụ xuân và vụ mùa mới là vụ sản xuất chính, chưa mấy coi trọng sản xuất vụ đông. Nhiều năm gần đây, các giống lúa ngắn ngày được lai tạo và du nhập ngày càng nhiều nên thời gian cho vụ đông được kéo dài, thuận lợi cho việc sản xuất.
Huyện Hàm Thuận Nam có diện tích thanh long dẫn đầu Bình Thuận. Trong những năm gần đây, người dân địa phương này đã quen dần thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với cây trồng chủ lực thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các nước trong khu vực…