Phú Yên Kêu Gọi Đầu Tư Du Lịch, Chế Biến Thủy Sản
Trong giai đoạn 2004-2014, có 23 dự án của doanh nghiệp TP.HCM đầu tư vào tỉnh Phú Yên với tổng vốn đăng ký gần 34.000 tỉ đồng.
Chiều 4-8, tại hội nghị tổng kết 10 năm hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và tỉnh Phú Yên và ký kết hợp tác giữa hai địa phương giai đoạn 2014-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải khẳng định mục đích duy nhất của sự hợp tác giữa hai địa phương là nhằm chăm lo đời sống đồng bào tốt hơn, nhất là đồng bào chính sách, người nghèo, vùng dân tộc thiểu số.
Ông Hải đánh giá cao các doanh nghiệp của TP.HCM, dù trong giai đoạn rất khó khăn do kinh tế suy thoái vẫn có nhiều nỗ lực để phát triển, hợp tác hiệu quả với tỉnh Phú Yên. Tuy vậy, theo ông Hải, so với thế mạnh, tiềm năng thì kết quả hợp tác vẫn chưa tương xứng.
“Trong đoàn công tác của TP.HCM đến Phú Yên hôm nay có chín sở, ngành và 14 doanh nghiệp hàng đầu, tôi mong muốn kết quả hợp tác sắp tới của hai địa phương sẽ toàn diện hơn, hiệu quả hơn” - ông Hải nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đào Tấn Lộc - bí thư Tỉnh ủy Phú Yên - bày tỏ mong muốn TP.HCM tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của TP cũng như các doanh nghiệp nước ngoài ở TP đầu tư vào Phú Yên ở các lĩnh vực chế biến thủy sản, chế biến gỗ, dệt may; các doanh nghiệp du lịch hợp tác, đưa khách đến Phú Yên nhiều hơn, nhất là đầu tư vào những dự án du lịch của tỉnh như danh thắng quốc gia Gành Đá Dĩa, khu du lịch vịnh Xuân Đài...
Ông Lộc cũng kêu gọi các doanh nghiệp của TP.HCM mở rộng chuỗi bán lẻ đến thị trường Phú Yên, hoan nghênh việc lãnh đạo Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cam kết ngoài mở rộng, nâng cấp Co.op Mart Tuy Hòa còn mở thêm hệ thống Co.op Mart ở huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu. Tỉnh Phú Yên kêu gọi các doanh nghiệp của TP.HCM đầu tư 10 dự án lớn của tỉnh, có suất đầu tư từ 10 triệu USD đến 1,8 tỉ USD.
Được biết trong giai đoạn 2004-2014, có 23 dự án của doanh nghiệp TP.HCM đầu tư vào tỉnh Phú Yên với tổng vốn đăng ký gần 34.000 tỉ đồng.
Related news
Đầu tháng 10-2013, tổng đàn bò toàn tỉnh có trên 82.800 con, tăng trên 3.470 con so cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số lượng đàn bò tăng nhanh theo mô hình “2b” vẫn là các xã, thị trấn vùng cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), với trên 21.260 con, vượt 28,8% kế hoạch và tăng 23% so năm 2012.
Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.
Xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), vùng đất kinh tế mới hôm nay gần như độc canh cây cà phê với trên 95% diện tích đất nông nghiệp. Làm sao để cây cà phê nơi đây phát triển bền vững, mang lại lợi ích kinh tế cho cả người sản xuất, người tiêu dùng và người thu mua cũng như giữ ổn định môi trường sinh thái đang là câu hỏi được đặt ra.
Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tiểu thủ công nghiệp Long Khánh (phường Xuân Thanh, TX.Long Khánh - Đồng Nai) hiện có 10 hội viên chuyên sản xuất nấm. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường cả trăm tấn nấm các loại. Trong đó, thế mạnh của HTX là nấm mèo và nấm linh chi.
Hiện, ông Sùng Seo Sì đang hoàn tất những phần việc cuối cùng cho việc trồng cây tam thất, như làm đất, đóng cọc tre, chăng lưới sắt… Dự kiến sau gần 2 năm nữa, lứa tam thất đầu tiên của gia đình ông sẽ cho thu hoạch.