Phú Yên Chăn Trâu Chạy Đồng

Những ngày qua, các cánh đồng ở TP Tuy Hòa (Phú Yên) đã vào mùa thu hoạch lúa hè thu sớm, nhiều người dân quanh vùng thức đêm lùa trâu chăn thả chạy đồng.
Lùa trâu xuống phố
Mới 1 giờ sáng, vợ chồng ông Trần Văn Thịnh và bà Nguyễn Thị Hiền Dung ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) lục đục thức dậy lùa trâu xuống cánh đồng phường 9, TP Tuy Hòa đang thu hoạch lúa để thả ăn. Trong đêm tối, hai vợ chồng “kèm” bầy trâu 7 con, vượt qua chặng đường 30 cây số, mờ sáng trâu mới “lọt” xuống cánh đồng ung dung gặm gốc rạ.
Tại cánh đồng phường 9 có đến 100 con trâu đang chăn thả. Gần trưa, bà Dung đang chăn trâu, không chịu nổi cái nắng như đổ lửa nên lại ngồi nấp bên hông chiếc xe tải chở rơm đậu sát lề đường nội đồng. Chồng bà (ông Thịnh) sau khi cùng bà “kèm” bầy trâu đến nơi rồi về làm việc nhà, chiều tối xuống thay bà ngủ lại giữ trâu.
Bà Dung cho hay: “Trâu lùa ban đêm lạ đường cứ ngước cổ “nghinh” lên trời nên đi chậm lắm. Chồng tôi đi sau cầm roi “thúc” đàn trâu, còn tôi đi trước đón đầu cho trâu vào đường rẽ tránh xe cộ. Thời điểm 1 đến 2 giờ sáng, hiếm có người qua lại nhưng mình đề phòng”.
Phía bên kia đường nội đồng, ông Nguyễn Chốn (76 tuổi) ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa chăn trâu trên cánh đồng trống, không có chỗ tránh nắng nên vô ngồi “ké” bóng mát trước sân của một ngôi nhà. Ông Chốn cho biết, ở quê, trâu chủ yếu ăn lá cây rừng, bờ bụi. Tuy nhiên, lá cây bị khô hạn khan hiếm nên trâu ăn không no.
Mấy năm trước, đầu tháng 3 thu hoạch lúa đông xuân, ông chở rơm bằng xe tải về chất 3 nọc rơm dự trữ. Hàng ngày, ông cắt cỏvoi trồng ngoài đồng về cho ăn xen với rơm khô, qua đến đầu tháng 8 là bước vào vụ lúa mới cũng vừa hết rơm.
“Riêng năm nay nắng hạn kéo dài mấy tháng qua nên cỏvoi trồng ngoài đồng khô héo, trâu ăn toàn rơm khô nên rơm giờ không còn cọng nào cho trâu ăn. Tôi đi thăm các cánh đồng, rất may là đồng lúa phường 8 gặt đầu tiên, có gốc rạ khô “giải hạn” cho trâu” - ông Chốn nói.
Ngủ ngoài đồng giữ trâu
Thời gian qua, hạn hán kéo dài nên nguồn thức ăn cho trâu bò khan hiếm, vì thế vụ thu hoạch này trên cánh đồng phường 8 xuất hiện “cảnh lạ”, đó là người và trâu tranh nhau… gốc rạ.
Mấy ngày qua, sáng sớm có đến hàng chục người ở xã An Hiệp, An Cư (huyện Tuy An) vượt chặng đường gần 20 cây số đến đây cắt gốc rạ về cho bò ăn. Ông Bảy Thịnh, một người chăn trâu ở xã Hòa Quang Bắc, cho hay: “Các vùng ở huyện Tuy An năm nay bị nắng hạn nên thiếu thức ăn cho bò, người dân những vùng này đổ xô vô đây cắt gốc rạ”.
Chiều tối, cánh đồng phường 8 vui nhộn bởi người chăn trâu tụ tập về. Chăn trâu, nằm ngủ tại ruộng hơn tuần qua, ông Nguyễn Long ở xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa), nhẩm tính cánh đồng lúa trước nhà mới chín đỏ đuôi nên chắc phải chăn trâu ngủ lại tại ruộng ở đây gần tháng nữa.
Sắp đến cánh đồng xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa) thu hoạch lúa, ông lùa trâu lên đó thả ăn, chờ trên quê lúa chín mới lùa trâu về. Chăn trâu lội ruộng từ đồng này sang đồng khác, gian khổ nhưng ông Long gắng sức nuôi “đầu cơ nghiệp” kiếm tiền cho con ăn học.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc phụ trách Sở NN-PTNT cho biết, thời gian qua nắng hạn diễn ra rất gay gắt, thiếu nước sản xuất cũng như sinh hoạt, nguồn thức ăn gia súc cạn kiệt, sở khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững gắn với an toàn dịch bệnh; tập trung phát triển các trang trại và các cơ sở chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu được của ngành trồng cây ăn quả. Muốn có những vườn ươm cây ăn quả sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt

Các địa phương bị thiệt hại nhiều là xã Đông Hòa 2.500ha, Đông Thạnh 2.020ha, chiếm khoảng 50% diện tích thả nuôi. Phần lớn diện tích bị thiệt hại đã được nông dân thả nuôi cách nay trên 1 tháng.

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các loài ong ký sinh được chọn lọc khi thả ra trên đồng ruộng sẽ tìm và đẻ trứng trên các sâu non của loài sâu tơ. Khi trứng nở ra, sâu non của ong ký sinh sẽ tiêu diệt sâu tơ bằng cách ăn hết phần thịt sâu tơ để hoàn thiện vòng đời sống ký sinh của mình là làm nhộng rồi vũ hóa thành ong trưởng thành.

Việc tìm ra những giải pháp để chống khô hạn và sa mạc hóa là vấn đề hết sức bức xúc cho các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, vùng có khí hậu khô hạn và sa mạc hóa cũng có những thế mạnh riêng. Ví dụ như cây nho, cây thanh long, con cừu rất thích hợp phát triển ở những vùng khô hạn như Bình Thuận và Ninh Thuận.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho vùng đất cù lao bốn bề sông nước này một triển vọng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.