Tiêu diệt nhuyễn thể mùa sinh sản
Huyện Tuy Phong cũng ra thông báo, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân, khai thác, thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản cấm này.
Xã Phước Thể và Chí Công là 2 vùng biển có nhiều loài hải đặc sản như Sò, Điệp và Ốc các loại. Tuy nhiên, hiện nay một số xã, thị trấn ngư dân vẫn lén lút hành nghề, các cơ sở thu mua và phương tiện vẫn hoạt động. Mặc dù đã được địa phương tuyên truyền rộng rãi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhưng họ vẫn không chấp hành quy định, thậm chí có thái độ chống đối, cản trở đoàn kiểm tra. Bắt chỗ này họ chuyển chỗ khác để tập kết và chế biến. Khi đoàn kiểm tra phát hiện lập biên bản vi phạm thì họ chửi bới, đổ sò ra khỏi bao và vứt tung tóe nhằm gây khó khăn cho đoàn thu giữ tang vật.
Tại các bến bãi neo đậu tàu thuyền của 2 xã Chí Công, Phước Thể khoảng 2 giờ chiều trở đi, vẫn còn nhiều thuyền thúng hành nghề lặn, đem vô bán các loại sò ốc. Các chợ đầu mối của huyện Tuy Phong vẫn có nhiều loại sò, ốc bày bán công khai hàng ngày.
Mặc dù ngư dân vẫn biết nguồn lợi thủy sản cạn kiệt dần do khai thác bừa bãi. Hàng năm địa phương có quy định cấm nhưng vì cuộc sống nên họ cứ lén lút khai thác.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tuy Phong, từ đầu mùa cấm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện, công an huyện và công an tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra, xử lý 7 trường hợp vi phạm và ra quyết định xử phạt 83 triệu đồng, tịch thu tang vật 9,1 tấn hải đặc sản các loại.
Trong thời gian đến, Đoàn Kiểm tra liên ngành của huyện tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý mạnh các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm. Tái tạo nguồn lợi hải đặc sản, nhất là loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, phải có sự chung tay của cả cộng đồng. Để Tuy Phong luôn là một trong ba ngư trường lớn của Bình Thuận.
Có thể bạn quan tâm
Việc sử dụng lờ dây (ngư cụ chủ yếu đánh bắt cá nhỏ) trên đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp chế tài hiệu quả để răn đe, nên chính quyền địa phương khó giải quyết dứt điểm vấn nạn này.
Đàn gà 1.048 con (40 ngày tuổi) của một hộ ở ấp Trung Trạch (xã Trung Thành - Vũng Liêm - Vĩnh Long) được phát hiện bị cúm gia cầm vào ngày 19/8/2015. Chủ hộ đã tự tiêu hủy 392 con, do BCĐ chống dịch của huyện đã tiêu hủy 656 con còn lại.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu đang triển khai trình diễn 13 mô hình ruộng lúa - bờ hoa (hay còn gọi là cánh đồng sinh thái) ở các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, trình diễn trên lúa hè thu 11 điểm, lúa cao sản 2 điểm, mỗi điểm trình diễn 1ha.
Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa và UBND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lấy ý kiến nông dân xã Phú Lộc về việc tham gia dự án “cánh đồng lớn liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê 4C trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú”.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.