Philippines mở thầu lại mua 100.000 tấn gạo

Trong lần mở thầu lại này, Philippines yêu cầu các bên dự thầu sửa đổi hồ sơ cho phù hợp với giá dự thầu. Trong đợt dự thầu đầu tiên, Việt Nam đưa ra mức giá 416 USD/tấn, còn Campuchia lại đưa ra mức giá 455 USD/tấn, cao hơn giá tham chiếu, vì vậy Việt Nam đã giành được hợp đồng.
Liên đoàn Gạo Campuchia (CRF) cho hay, sở dĩ Campuchia có giá cao hơn giá tham chiếu của NFA là do chi phí đầu vào rất lớn, các nhà XK Campuchia không thể chịu được mức giá thấp hơn do chi phí sản xuất, chế biến, xay xát, bảo quản và vận chuyển trong nước rất cao.
Giới phân tích cũng lưu ý, chi phí đầu vào sản xuất lúa gạo như phân bón, giống, thuốc trừ sâu, sử dụng công nghệ lạc hậu trong các nhà máy chế biến chính là yếu tố giảm khả năng cạnh tranh gạo của Campuchia...
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.

Tính đến thời điểm này, xã Thái Niên đã trồng được gần 18 ha hai giống cam nói trên, trong đó có 17,3 ha cam V2. Giống cam V2 do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp; giống cam Canh do Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng cung cấp.

Những ngày này trên vạt đồi của các thôn: Đồng Cống, Hồ Sơn 1, Quất Sơn, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang không khí người dân chăm sóc dứa nhộn nhịp hẳn lên. Những quả dứa lúp xúp đang vươn mình chuyển sang màu vàng làm cho người trồng dứa vui hơn mỗi khi Tết đến xuân về.

Học xong đại học, thay vì đi xin việc làm ở các doanh nghiệp, anh Lê Phan Hữu Hưng ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai lại về quê với quyết tâm mang kiến thức phục vụ quê hương.