Phù Cát (Bình Định) Sản Xuất 3.000 Ha Đậu Phụng Vụ Đông Xuân
Đậu phụng là một trong những loại cây trồng chính của nông dân Phù Cát (Bình Định), đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất liên tục tăng. Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, huyện Phù Cát có kế hoạch sản xuất 3.000 ha đậu phụng, tăng hơn 300 ha so với cùng kỳ năm trước; tập trung đầu tư thâm canh để đạt năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.
Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, huyện Phù Cát tập trung triển khai thực hiện liên kết chuỗi sản xuất cây đậu phụng. Phòng NN-PTNT huyện đã tổ chức tập huấn quy trình canh tác cây đậu phụng từ khâu chọn giống, làm đất, trỉa đậu, chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, đến khâu thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm; mở rộng diện tích trồng đậu xen mì nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Chú trọng hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học; áp dụng các công thức bón phân đem lại hiệu quả cao đã qua thử nghiệm, như: sử dụng phân hữu cơ mụn dừa, và sản phẩm Wegh; bón phân đơn; bón phân hỗn hợp, kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí, cùng các chế phẩm chống bệnh chết ẻo, chế phẩm vi khuẩn nốt sần…
Được biết trong vụ ĐX này, Công ty TNHH thương mại Tất Thắng ở Cư Zút - Đắk Nông đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho 50 ha đậu phụng ở các xã Cát Hiệp, Cát Tài và Cát Trinh. Hiện nay, huyện Phù Cát đang tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nông dân tập trung xuống giống đậu phụng vụ ĐX, phấn đấu sản xuất hết diện tích trong thời vụ tốt nhất.
Related news
Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.
Sen rất dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, sử dụng phân bón tương đối ít, sau khi trồng 1 năm thì thu hoạch (có thể thu hoạch kéo dài hơn 2 năm tùy điều kiện).
Ông Phan Văn Đon- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước cho biết, định hướng của các tỉnh Đông Nam Bộ hiện nay là tập trung đẩy mạnh phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình hiện đại, quy mô lớn. Và để đạt được mục tiêu này cần có một nguồn lực tài chính mạnh.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gieo trồng rau cải trong nhà lưới, giúp cho xã viên HTX Nông nghiệp Tiền Lệ, xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội phấn khởi thu hoạch cải trái vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều năm gần đây, các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi và phát triển kinh tế rừng đang góp phần nâng cao thu nhập cho người dân xã Phú Thọ (huyện Quế Sơn, Quảng Nam).