Phòng Và Trị Các Bệnh Trên Cá Tra Con
Ngoại ký sinh: Phổ biến là do trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, trùng quả dưa bám trên da, vây, mang cá.
Biểu hiện: Thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, da chuyển màu xám, cá tập trung gần bờ nơi có nhiều cỏ rác. Bệnh nặng, trùng ký sinh ở mang phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, cá bơi lội lung tung không định hướng. Bệnh ít gây chết nhưng làm cá yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây bệnh xuất huyết và bệnh gan thận mủ.
Phòng bệnh: Trước khi nuôi phải cải tạo kỹ, bón vôi kết hợp xử lý Zeoplite Plus. Định kỳ 10 – 15 ngày sát khuẩn nước ao nuôi bằng Fresh water 1kg/1.500 – 2.000m3 nước, Vimekon 1kg/2.000m3 nước hoặc Vime-Protex, BKC 80% 1 lít/2.000m3 nước.
Trị bệnh: Fresh Water 1kg/1.100-1.500m3 nước, định kỳ 3 ngày xử lý 1 lần. Nên xử lý lúc trời mát để tránh gây sốc cá. Tăng sức đề kháng của cá bằng Vitamin C Antistress và Vime Glucan.
Nội ký sinh: Do các loại giun tròn, giun đầu móc ký sinh trong ruột, ống dẫn mật, túi mật.
Biểu hiện: Cá giảm ăn, một số con tách đàn bơi lội vòng quanh bờ ao, da cá mất màu sáng bình thường và trở nên nhạt, cá bệnh nặng có biểu hiện vàng da.
Phòng bệnh: Định kỳ 3 – 4 tuần dùng Vime Clean for baby fish 1 lần.
Trị bệnh: Trộn vào thức ăn Vime Clean for baby fish theo liều hướng dẫn trên nhãn.
Bệnh gan thận mủ: Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra bệnh cho cá ở mọi lứa tuổi.
Biểu hiện: Bệnh không rõ ràng, cá giảm ăn, bơi lội lờ đờ trên mặt nước. Trên gan thận, tỳ tạng có các khối u nhỏ màu trắng đục kích cỡ 1 – 3 mm.
Phòng bệnh: Quản lý môi trường nước tốt, tránh làm cá xây xát.
- Định kỳ 10 – 15 ngày sát trùng nước bằng Vimekon, Fresh water, BKC 80% 1 lít/2.000m3 nước.
- Bổ sung Vitamin C, Prozyme, Vime Glucan nâng cao sức đề kháng cho cá.
Kỳ này Cty Vemedim VN tặng 100 đĩa CD chuyên đề “bệnh cá” cho bạn đọc, ai có nhu cầu gửi thư sớm về Văn phòng đại diện Báo Nông nghiệp Việt Nam khu vực ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng – TP Cần Thơ. ĐT: 0710. 833984 – Fax: 0710. 835431.
Trị bệnh: Sát trùng nước ao nuôi bằng Vimekon, Protectol hoặc Fresh water.
Trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn liên tục 5 – 7 ngày.
Sáng: Vime glucan hay Glusome 115 5g/1kg thức ăn
Chiều: Vime fenfish 2000 (1 lít/15 tấn cá) + Doxery (1kg/5 tấn cá). Hoặc Vime Fenfish 2000 (1 lít/15 tấn cá) + Vimenro 200 (1lít/20 tấn cá).
Bệnh xuất huyết: Do vi khuẩn Aeromonas sp, Pseudomonas sp gây ra.
Biểu hiện: Cơ thể cá bị xuất huyết nhất là ở hậu môn và phía dưới bụng. Một phần gốc vây, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành nốt đỏ, ruột non có thể bị xuất huyết. Cá bệnh nặng gan có thể bị xuất huyết, nhũn và có dịch vàng trong bụng, phù đầu, lồi mắt.
Trị bệnh: Thay 30 – 40% nước trong ao nuôi, sát trùng nước ao. Trộn vào thức ăn 5 – 7 ngày liên tiếp. Sáng: Vime Glucan hoặc Glusome 115 liều 5g/1kg thức ăn. Chiều: Vimenro 200 (1lít/20 tấn cá) + V200 (1lít/6 – 8 tấn cá) hoặc Vimefloro FDP (1lít/15 – 20 tấn cá) + Trimesul (1kg/3 – 4 tấn cá).
Bệnh trắng gan, trắng mang:
Biểu hiện: Cá thường nổi đầu bơi lờ đờ trên mặt nước, bỏ ăn, xuất huyết nhẹ ngoài da.
Trị bệnh: Xử lý nước bằng Fresh Water (1kg/1.500m3 nước), xử lý liên tục 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Trộn Vime – Clean 1kg/200 – 300 kg thức ăn hay 3 – 4 tấn cho ăn liên tục 3 ngày. Sau 3 ngày dùng Vime-Clean mổ cá khám nếu thấy gan cá đã chuyển sang màu đỏ, xuất huyết thì nên trộn kháng sinh vào trong thức ăn 5 – 7 ngày liên tiếp theo liều 400ml Vimefloro FDP + 250g Vime-Glucan for fish cho 100kg thức ăn hay cho 2 – 2,5 tấn cá. Khi ngưng kháng sinh dùng Sorpherol 1kg/1.500 – 2.000kg thức ăn hay 30 – 40 tấn cá, dùng liên tục 10 – 15 ngày để phục hồi chức năng gan.
Có thể bạn quan tâm
Chí phi thuốc thú y thủy sản trong chăn nuôi cá tra chiếm 3 - 5% giá thành. Tuy nhiên việc dùng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao thì người nuôi chưa quan tâm đúng mức. Trong khi đó, thị trường thuốc thú y thủy sản đang rất phức tạp bởi tính đa dạng cũng như tính pháp lý của nó còn nhiều bất cập.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa khô (tháng 3-6) và có thể kéo dài đến tháng 10. Cá bị xuất hiện đốm đỏ trên thân cá. Tỉ lệ chết có thể lên đến 80%.
Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc nuôi đăng quầng trong nước sông sạch thì luôn có thịt trắng, trong khi cá nuôi trong hầm, bè, nơi nước tù thì thịt cá bị vàng, chủ yếu do môi trường nước nuôi và chế độ cho ăn. Kinh nghiệm của nhiều bà con nuôi cá tra cho thấy: nếu sử dụng thức ăn xanh (rau muống), bắp, bí đỏ, cua đồng… thì thịt cá hay bị vàng.
Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.
Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến động. Mô hình này đã mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác.