Tập Huấn Chăm Sóc, Quản Lý, Phòng Trị Bệnh Cá Tra
Ngày 28/9/2010, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã mở lớp tập huấn “Chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh nhằm giảm giá thành trong nuôi cá tra” giúp người nuôi có lãi.
Đến dự tập huấn có hơn 100 cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư và nông dân nuôi cá tra trong tỉnh. Tại đây, các học viên đã được cung cấp những kiến thức cơ bản trong nuôi cá tra. Ngoài ra, giảng viên còn giới thiệu phương pháp chỉ cho ăn 1 lần trong ngày hoặc cho ăn liên tục 7 ngày ngưng 3 ngày.
Đây là phương pháp mới trong nuôi cá tra nhằm tiết kiệm chi phí do giảm hệ số thức ăn. Theo phương pháp này thì hệ số thức ăn sẽ giảm 0,1 - 0,12 trên 1 kg cá tra thương phẩm.
Buổi tập huấn đã cung cấp cho học viên nhiều kiến thức bổ ích, giúp người nuôi có thể áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào thực tế ở gia đình mình.
Có thể bạn quan tâm
Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến động. Mô hình này đã mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác.
Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.
Cá tra bố mẹ không cần nuôi vỗ vẫn phát dục; đây có thể là yếu tố chính dẫn đến chất lượng con giống giảm. Để có đàn cá tra giống tốt, cần tuyển chọn và nuôi vỗ đàn cá bố mẹ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thức ăn tự nhiên, trong đó có luân trùng (Brachionus anguilaris) đóng vai trò quan trọng trong sản xuất ương nuôi nhiều loài cá giống.
Đây là những điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.