Kỹ Thuật 3 Giảm 3 Tăng Trong Thâm Canh Cá Tra
Những tín hiệu vui về xuất khẩu thủy sản đã phần nào vực dậy nghề nuôi cá tra trầm lắng trong mấy tháng qua. Nhiều chủ hộ còn lưng đồng vốn đã khởi động cho vụ nuôi mới trong niềm hân hoan và hy vọng. Nhưng vẫn không ít nông dân rất băn khoăn là không biết nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Về mặt kỹ thuật, xin khuyến cáo đến bà con một vài lưu ý, chúng ta cần thiết phải áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng (3G3T) như đối với cây lúa cho quy trình nuôi cá tra xuất khẩu. Nuôi cá tra có nhiều điểm khác biệt so với trồng lúa, do vậy xin đề xuất quy trình 3G3T trong thâm canh cá tra như sau.
Thực hiện 3 giảm khi nuôi cá tra, thứ nhất là giảm mật độ thả nuôi (thả khoảng 20-25 con cá tra giống/m2 ao), thứ hai là giảm sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ cho cá ăn thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết) và thứ ba là giảm xả chất thải của ao nuôi ra sông rạch.
Khi thực hiện giảm triệt để được 3 khâu trên, thì bà con sẽ thu được 3 lợi ích tăng thêm. Đó là:
- Tăng tăng mức độ trắng của thịt cá. Nhờ mật độ thả nuôi phù hợp với tập tính sống nên cá ăn mồi tốt hơn, cá lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật, do đó chất lượng thịt cá tốt hơn.
- Tăng uy tín chất lượng sản phẩm. Ít sử dụng thuốc kháng sinh, môi trường nước cũng như cơ thể cá không có nhiều cơ hội sinh sản ra vi khuẩn kháng thuốc, do đó người nuôi không cần tăng liều sử dụng cũng như thay đổi loại kháng sinh khác mạnh hơn. Mức độ lưu tồn thuốc kháng sinh trong thịt cá sẽ giảm nhiều, cá nguyên liệu sẽ đạt được độ an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Tăng lợi nhuận. Nhờ chất lượng nước ao nuôi trong sạch nên cá đẹp bán được giá cao hơn, đồng thời với tăng lợi nhuận từ việc tiết giảm được nhiều khoản chi phí mua cá giống, mua thuốc phòng trị bệnh, thức ăn ...
Có thể bạn quan tâm
Cá tra, basa cũng như nhiều loài cá nước ngọt khác, dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh phổ biến. Các tác nhân gây bệnh cho cá gồm 2 nhóm là các bệnh truyền nhiễm
- Chất lượng và dòng chảy của sông Tiền và sông Hậu (sông Cửu Long - ĐBSCL) thích hợp cho việc nuôi cá bè - Yếu tố thuận lợi về nguồn thức ăn, nguồn giống tự nhiên - Kinh nghiệm nuôi bè được tích lũy qua nhiều năm của nhân dân địa phương. - Cá tra và cá basa cũng đã có được thị trường xuất khẩu với nhu cầu số lượng lớn.
Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên tại các vùng nước sạch đều có thịt màu trắng, trong khi cá tra nuôi hầm, bè thịt cá thường bị vàng, nên hiệu quả xuất khẩu không cao.
Nuôi cá tra thịt trắng xuất khẩu là một tiêu chuẩn bắt buộc. Chị Phạm Ngọc Xuân ở xã Mỹ Hòa, TP Long Xuyên (An Giang) đã có kinh nghiệm nuôi cá tra xuất khẩu thành công trong ao đất.
Cá tra chủ yếu được nuôi ở lưu vực sông Mê Công, không thích nghi với khí hậu lạnh ở miền bắc. Nhưng với kỹ thuật nuôi cá tra trong ao đất, lồng bè và kỹ thuật lưu giữ cá qua đông của Viện Nghiên cứu thuỷ sản 1, sẽ là cơ sở để phát triển nuôi cá tra ở miền bắc