Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá tra, basa

Phòng Và Trị Bệnh Nhiễm Trùng Máu (Đốm Đỏ) Trên Cá Tra

Phòng Và Trị Bệnh Nhiễm Trùng Máu (Đốm Đỏ) Trên Cá Tra
Ngày đăng: 23/02/2014

Bệnh thường xuất hiện vào mùa khô (tháng 3-6) và có thể kéo dài đến tháng 10. Cá bị xuất hiện đốm đỏ trên thân cá. Tỉ lệ chết có thể lên đến 80%.

Nguyên nhân gây bệnh

Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas. Vi khuẩn thường sống bình thường trong nước, đặc biệt là nước có chứa nhiều chất hữu cơ. Cá tra có thể nhiễm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, cá con dễ bị nhiễm bệnh hơn cá trưởng thành. Tỉ lệ chết có thể lên đến 80 %.

Các triệu chứng điển hình

Cá thường tách đàn, hoạt động yếu ớt, bỏ ăn dần; xuất hiện các đốm đỏ trên thân cá, gốc vây, miệng và xuất huyết; da cá bị sậm màu, râu bị xuất huyết hoặc bạc trắng; vây bị rách, cụt; xuất huyết ở mô mỡ, dạ dày, tuyến sinh dục; mắt cá bị đục, lồi ra ngoài; xoang bụng tiết dịch nhờn, túi mật sưng to, gan đổi màu thành màu xanh tái, máu bị nhiễm trùng. Dựa vào triệu chứng người ta thường gọi bệnh này là bệnh đốm đỏ, bệnh xuất huyết hoặc bệnh lở loét trên cá.

Mùa vụ xuất hiện:

Bệnh thường xảy ra vào mô khô (tháng 3-6) và có thể kéo dài đến tháng 10 hàng năm.

Biện pháp phòng bệnh

Quản lý môi trường nuôi thật tốt, tránh làm cá bị xây xát, phòng tránh các bệnh ngoài da khác. Thường xuyên tăng sức đề kháng cho cá bằng cách bổ sung vitamin vào thức ăn cho cá ăn. Dùng Cetafish hoặc Nova – C với liều 100 g/2 kg thức ăn cho cá ăn thường xuyên; dùng Betamin trộn với liều 100g/10 kg thức ăn cho cá ăn liên tục trong nhiều ngày.

Kết hợp dùng kháng sinh phòng bệnh như: trộn Nova – Flor 500 với thức ăn theo liều 100ml/30 kg thức ăn cho cá ăn liên tục 3 ngày, 2-3 tuần dùng thuốc 1 lần; định kỳ dùng Avaxide 7-10 ngày 1 lần, sau 48 giờ sử dụng thêm Zeofish liều 6 kg/1.000 m3 nước để làm sạch môi trường ao nuôi. Sát trùng ao nuôi bằng vôi định kỳ mỗi tháng 1 lần. Trong mùa thường xảy ra dịch bệnh nên xử lý vôi định kỳ 2 tuần 1 lần với liều 20 g/m3.

Biện pháp điều trị bệnh:

Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách dùng Cetafish hoặc Nova – C với liều 100 g/2 kg thức ăn cho cá ăn cho đến khi hết bệnh, có thể dùng NOVAMIN F hoặc ANTIDO; dùng Nova – Flor 500 trộn với thức ăn theo liều 100ml/ 20 kg thức ăn cho cá ăn liên tục 7 – 10 ngày. Ngoài ra có thể dùng kháng sinh Noav – Flor 2000 hoặc Thiacol trên cá con nên dùng dung dịch NaCl nồng độ 2-3% tắm cho cá trong vòng 5-10 phút. Thường xuyên sát trùng nguồn nước ao nuôi bằng Sundine 57 với liều 1lít / 1.000 m3 nước.

Ngoài ra bà con chăn nuôi cần sử dụng thức ăn hỗn hợp chất lượng cao để bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá, giúp sức khỏe cá được tốt hơn cũng như khả năng đề kháng cao hơn. Bên cạnh đó nên chọn con giống ở những cơ sở có uy tín, chất lượng để hạn chế mầm bệnh lây lan.


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra Sạch Cá Tra Sạch

Cá tra làmặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa quan trọng của ngành thủy sản ĐBSCL. Để cải thiện chất lượng cá tra nuôi hầm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, KS. Nguyễn Thị Ngọc Hà (Trung tâm Khuyến Nông tỉnh An Giang) đã thử nghiệm thành công quy trình nuôi cá tra sạch bằng cách sử dụng các chế phẩm vi sinh.

14/12/2011
Quy Trình Sử Dụng Thuốc Trong Nuôi Cá Tra Quy Trình Sử Dụng Thuốc Trong Nuôi Cá Tra

Có không ít người nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm cũng như quy trình sử dụng. Điều đáng nói là chất lượng thuốc, nó gây không ít thiệt hại cho người nuôi cũng như môi trường chăn nuôi.

17/05/2012
Cách Nuôi Cá Tra Thịt Trắng Cách Nuôi Cá Tra Thịt Trắng

Một trở ngại thường gặp trong nuôi cá tra ao thâm canh (Pangasianodon hypophthalmus) là da và thịt cá có thể có màu vàng. Vấn đề liên quan đến thịt vàng trên cá tra rất được các nhà khoa học và người nuôi cá quan tâm, bởi vì cá tra thịt vàng không được các nhà máy chế biến ưa chuộng, do đó khó tiêu thụ. Giá cá tra thịt vàng giảm từ 10 - 20% so với cá tra thịt trắng...

09/12/2011
Nuôi Cá Tra, Basa Sạch Trong Bè Nuôi Cá Tra, Basa Sạch Trong Bè

ĐBSCL có hơn một nửa số tỉnh nuôi cá tra, basa bè. Kinh nghiệm nuôi cá bè của nông dân đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra, basa nuôi theo phương pháp sạch đang ngày càng được thị trường ưa chuộng và cần được nông dân áp dụng.

14/12/2011
Bảo Vệ Sức Khỏe Cá Tra Nuôi Trong Mùa Mưa Bảo Vệ Sức Khỏe Cá Tra Nuôi Trong Mùa Mưa

Trong thời gian gần đây, hầu như tất cả các vùng nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đều đã xuất hiện những loại bệnh phổ biến như xuất huyết, bệnh gan-thận mủ, bệnh gạo, trắng mang, trắng gan đã gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi. Có những vùng nuôi tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần như tới 100%. Nguyên nhân cá nhiễm bệnh thì có nhiều như do cá bị nhiễm khuẩn hoặc bị các loài ký sinh trùng giáp xác ký sinh và nấm gây hại; do chế độ dinh dưỡng cho cá không cân đối…. khi gặp chất lượng nước ao không tốt hoặc vùng nuôi bị ô nhiễm sẽ thuận lợi gây bệnh và lây lan thành dịch bệnh, đặc biệt là chất lượng cá tra giống đã và đang có xu hướng giảm rất nhiều so với trước đây do thoái hóa.

13/12/2011