Bệnh Và Phòng Trị Cho Cá Tra & Cá Basa
Thông thường, tác nhân gây bệnh cho cá tra và cá basa gồm hai loại:
- Loại gây bệnh truyền nhiễm (do virút, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra).
- Loại gây bệnh không truyền nhilm: Do môi trường, dinh dưỡng hoặc do các vi sinh vật gây ra.
A. MỘT SỐ BỆNH CỦA CÁ TRA VÀ CÁ BASA BỆNH TRÙNG BÁNH XE
1. Triệu chứng
Trong giai đoạn cá giông thì bệnh này tỏ ra khá phổ biến. Khi mới nhiễm bệnh, thân cá cổ lớp nhớt màu hơi trắng đục, cá thường nổi ở gần mặt nước và tập trung lại nơi nước chảy. Khi bị bệnh nặng, cá lờ đờ rồi chìm xuống ao, chết trong một thời gian ngắn sau đó.
2. Trị bệnh
Bạn dùng nước muối 2 - 3% tắm cho cá bệnh khoảng 5-15 phút. Sử dụng Suỉphat đồng nồng độ 2-5 mg/lít tắm cho cá 10 - 15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5 - 0,7 g/m3 nước.
3. Phòng bệnh
Để tránh tình trạng này, bạn không nên nuôi cá với mật độ quá dày và cần giữ môi trường nước sạch thường xuyên
II. BỆNH XUẤT HUYẾT ĐƯỜNG RUỘT
1. Triệu chứng
Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa khô. Khi bị bệnh, bụng cá phình to, vây bụng sung huyết, hậu môn lồi ra, stứig đỏ. Cá bơi lờ đờ, tách đàn và biếng án.
2. Trị bệnh
Bạn sử dụng Sunfathỉazon 6g +0,5 g Thiromin/l00kg cá, hoặc dùng Sunfaguanidin 10g/70kg thức ăn tự chế biến. Cho ăn liên tục trong 5 ngày. Từ ngày thứ ba, bạn giảm lượng thuốc xuổng còn phân nửa.
Bạn dùng cỏ mực thái nhỏ, nấu chung với thức ân tự chê biến rồi cho cá ăn, liều lượng: lkg cỏ mực + 70kg thức ăn. Cách một tuần, bạn cho cá ăn một lần để phòng bệnh đường ruột cho chúng.
III. BỆNH TRẮNG DA (HAY BỆNH ĐỐM TRẮNG)
1. Triệu chứng
Bệnh này thường xuất hiện khi cá bị sây sát (do vân chuyển, đánh bắt, sang ao hoặc do nhiệt môi trường nước thay đổi đột ngột và táng quá cao). Khi mới nhiễm bệnh, cá thưởng bỏ ăn, gốc vây lưng xuất hiện một số đốm trắng, sau đó lan dần xuống đuôi rồi toàn thân. Lúc bệnh nặng, cá bơi lờ đờ ngang mặt nước rồi lộn đầu xuông và chết. Bệnh này xảy ra rất nhanh. Do đó, bạn cần phát hiện sớm để trị bệnh.
2. Trị bệnh
Bạn dùng một số thuốc kháng sinh và thuốc điều trị (thế hệ mới) trộn vào thức ăn tự chế biến rồi cho cá ăn, hoặc bạn nghiền mịn thuốc rồi pha thành dung dịch để ngâm thức ăn viên rồi cho cá ăn: Sunfadimezin 5g + Oxytetracyclin 2g/100 kg cá kết hợp với việc trộn vào thức ăn Superfact 250g/100kg thức ăn.
V. BỆNH SÁN LÁ 16 MÓC
1. Triệu chứng
Loài sắn này thường ký sinh trên mang cá tra và cá basa gây viêm loét thối rữa. Tình trạng này xuất hiện quanh năm, cả cá giống và cá nuôi thịt đều có thể bị ký sinh.
2. Phồng bệnh
Bạn có thể dùng lá cây giác đập dập rồi treo ở đầu bè để phòng bệnh này. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vôi bột với liều lượng 5g/m3 để phòng bệnh cho cá.
3. Trị bệnh
Sử dụng nước muối 3-4% hoặc Sulphat đồng 5 - 7g/m3 tắm cá khoảng 5 - 7 phút. Ngoài ra, bạn có thể dùng Formol nồng độ 15 - 20g/m3 (15 - 20ppm) phun trực tiếp xuống ao nuôi.
V. BỆNH CỤT VẮY, CỤT ĐUÔI
Bệnh này thường xảy ra đối với cá basa nuôi bè. Mầm bệnh thường cố sẵn trong cá nuôi hoặc lanl truyền trong nước. Khi gặp điều kiện thuận lợi, mầm bệnh sẽ phát triển, gây bệnh cho cả đàn cá trong khu vực.
1. Triệu chứng
- Biểu hiện bên ngoài: Da cá có màu sậm, vây đuôi rách, những hạt tròn đỏ xuất hiện chung quanh vết rách. Các vây hậu môn, vây ngực vây lưng cổ biểu hiện tương tự, song ở mức độ ít hơn. Nếu bắt cá lên khỏi mặt nước, bạn sẽ thấy máu loãng chảy ra từ các vết rách. Khi bệnh nặng, gai cứng bị gãy hoặc sưng đỏ ỗ gốc gai; hậu môn lồi, sưng đỏ.
- Biểu hiện bên trong: Gan bầm, mật sưng căng, xoang bụng chảy máu, ruột viêm từng đoạn (tập trung ở đoạn ruột sau).
2. Phòng bệnh
Khi dòng nước chảy yếu, bạn cần sử dụng quạt aể quạt cho bè, dời bè tới chỗ thoáng mát, vớt cỏ rác bám vào bè, loại bỏ cá chết. Đối với những con còn sông,bạn cho ăn đầy đủ, bể sung rau xanh, các loại vitamin và khoáng vi lượng.
3. Điều trị
- Sử dụng lkg cỏ mực + 0,3kg muối cho l.000kg cá (đập nát cỏ mực và muối rồi rải đều vào thức án) trong khoảng thời gian 7-10 ngày.
- Sử dụng 15mg Furazolidon + 3mg Oxytetracyỉin cho l00kg cá. Trộn đều hai loại thuốc này vào thức ăn rồi cho cá ăn liên tục 5-7 ngày.
Trộn đều 2 g Oxytetracylin + Chloramphenỉcoỉ vào thức ăn nấu chín để nguội cho : l00kg cá. Để giúp cá ngon miệng, dễ tiêu hóa và mau hồi phục tạp khuẩn đường ruột, bạn bổ sung thêm bã rượu. Điều trị liên tục 5-7 ngày.
B. PHỒNG BỆNH CHO CÁ
I. PHÒNG BỆNH TỔNG QUÁT CHO CÁ
Muôn phòng bệnh cho cá đạt hiệu quả, bạn cần thực hiện những nguyên tắc cơ bản sau:
1. Vệ sinh ao đìa sạch trước khi thả cá nuôi (để ngăn chặn sự lây nhiễm từ đáy ao): Vét bùn tích tụ dưới đáy ao do thức ăn dư thừa, xác động vật, thực vật phân hủy. Bón vôi với liều lượng khoảng 10 - 15 kg/100m2. Sau đó, phơi ao khoảng 3 ngày để loại bỏ mầm bệnh, nấm và rong rêu.... Nếu ao bị nhiễm phèn thì không nên phơi đáy ao, chỉ cần bơm nước sạch vào ao (qua màng lọc), gây tảo, màu nước làm thức ăn tự nhiên cho cá.
2. Chọn cá giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Trước khi thả vào ao, cần tắm cá trong nước muối 200 - 300g/10 lít nước trong khoảng 10 -15 phút.
3. Tùy theo loài cá mà tính mật độ thả cho phù hợp nhằm hạn chế sự ô nhiễm và sự lây lan di h bệnh trong quá trình nuôi.
4. Cho ăn và chăm sóc đúng khoa học kỹ thuât cho từng loài cá.
5. Quản lý chất lượng nước ao tốt (thường xuyên thay nước).
6. Quản lý tốt các yếu tô' môi trường (nước ao, độ sâu, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan, độ pH). Ngoài ra, trong quá trình nuôi, bạn cần sử dụng môt số cây thuốc nam như lá xoan, lá giác., (khoảng 3 – 5kg lá/100m2) để phòng bệnh cho cá. Khi chọn thuôc sử dụng, bạn nên chọn loại thuốc có tính diệt trùng cao, an toàn. Nếu hai loại thuốc đều có tác dụng như nhau, bạn nên chọn loại có mức độ an toàn cao hơn, đặc biệt là nên chọn loại thuốc rẻ tiền và dễ kiếm.
II. PHÒNG BỆNH CHO CÁ TRONG MÙA MƯA
Mùa inưa là giai đoạn người nuôi cá gặp nhiều khó khãn nhất, bởi vì sau một thời gian dài nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, đến khi mưa xuống, nhiệt độ lại giảm nhanh. Mặt khác, nước mưa cồn làm phèn, các chât hữu cơ, độc tố tích tụ trên mặt đất trôi xuống ao, khiến độ pH tàng lên, môi trường nước trong ao thay đổi dẫn tới tình trạng cá cố thể bị sốc, bệnh rồi chết.
Vào mùa mưa, các loại ký sinh trùng như ngoại ký sinh, nội ký sinh, nấm và vi khuẩn như Vibrio Aromonas, Streptoloclus...phát triển mạnh. Chúng sẽ là tác nhân gây bệnh cho cá tra và cá basa.
Vì thế, khi trời bắt đầu mưa lần đầu tiêạ trong năm, bạn cần xử lý nước. Nếu không thì các chất thải luôn xuống ao sẽ làm nước cổ mùi hôi rất khó chịu, khiến cá bị bệnh.
Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho cá trong mùa mưa là:
- Cần đào rãnh và rải vôi quanh bờ để ngăn phèn. Liều lượng rải là: 7 – l0kg vôi/10m2. Hàng tuần, nên xử lý vôi và muối vào ao cá rồi bơm thav nước thường xuyên. Nước sạch sẽ giúp cá hạn chế được bệnh và phát triển tốt. Liều lượng vôi rải trên mặt nước hàng tuần là lkg vôi/100m2. Tuỳ theo diện tích ao, bạn có thể tính được lượng vôi cần sử dụng là bao nhiêu. Ngoài ra, bạn cần bổ sung vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cao cấp như Nutri Fish, Bio Premix 22, Sobitol, Biozyme hoặc Antishok để tăng sức đề kháng cho cá và giúp cá phát triển nhanh.
- Trong mùa mưa cũng thường xuất hiện các tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh ký sinh trùng. Do đó, bạn cần định kỳ diệt khuẩn để loai bỏ các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh cho cá. Cứ mỗi nửa tháng, bạn sử dụng thuốc sát trùng Bioxide rải xuông ao một lần.
- Nếu thấy cá chết rải rác, bạn nên kiểm tra để biết rõ nguyên nhân. Có thể cá bị ngứa ngáy do các ký sinh trùng gây ra. Nếu xác định đúng như thế, ban sử dụng Bio Green Cut rải xuống ao với liều lương: 1-2 lít/l.000m nước tùy theo kích cỡ của cá lớn hay nhỏ.
Nếu thấy cá có hiện tượng kém ăn, xuất huyết trên thân, vây, mang là cá đã bi nhiễm khuẫn, bạn có thể dùng kháng sinh để tiị bệnh. Bạn cổ thể sử dụng thuôc Bio Oxocol trộn 5g/lkg thức ăn, cho ăn mỗi ngày 2 lần, liên tục từ 5 - 7 ngày. Sau đó, bạn cần bổ sung thêm thuốc Bipzyme để cây men đường ruột, cung cấp vi sinh có lợi để giúp cá tâng sức đề kháng, mau phục hồi. Song bạn cần ỉưii ý, thuốc kháng sinh có thể là tác nhân khiến cá tra và cá basa bị vàng da, thịt. Do đó, bạn hãy cân nhắc trước khi sử dụng. Tôt nhất, nếu chỉ có vài con bị nhiễm khuẩn, bạn nên vớt cá ra điều trị riêng hoặc loại bỏ hẳn hơn là dùng thuốc kháng sỉnh.
Nói chung, nguyên tắc phòng bệnh cơ bản nhất là kiểm soát nguồn nước, thức ăn, những động vật hoang dã mang mầm bệnh và kiểm tra cá giống…
Có thể bạn quan tâm
Nghề nuôi cá tra Pangasianodon hypophthalmus ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh từ 1996, khi sản xuất giống nhân tạo loài này thành công
Cá tra nuôi (Pangasius hypophthalmus) là loài cá bản địa đang có nhu cầu cao từ phía người tiêu dùng trên toàn cầu.
Chất chiết là lựu hỗ trợ kháng gan thận mủ đồng thời giúp tăng cường miễn dịch trên cá tra.
Chủng vi khuẩn edwardsiellosis, hay còn gọi là bệnh gan thận mủ, gây ra tỷ lệ chết rất cao. Dịch bệnh này không chỉ là hiểm họa với cá tra
Ảnh hưởng của thức ăn được bổ sung than tre đối với việc giảm nồng độ amoniac và tốc độ tăng trưởng của cá ba sa