Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ sâu bệnh phá hại lúa hè thu

Phòng trừ sâu bệnh phá hại lúa hè thu
Ngày đăng: 29/08/2015

Rầy nâu đã và đang xuất hiện phá hại trà lúa hè thu. Để không xảy ra cháy rầy, ngành chức năng khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện để phun thuốc trừ rầy.

Vụ lúa hè thu năm 2015, nông dân xuống giống hơn 56.300ha. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu, hiện có hơn 4.100ha lúa hè thu nhiễm rầy nâu. Trong đó, diện tích lúa nhiễm rầy cần phòng trừ hơn 2.450ha. Mật số rầy từ 1.500 - 3.000 con/m2, có nơi 4.000 - 5.000 con/m2.

Ngành chức năng khuyến cáo, nếu nông dân không phòng trừ tốt, khả năng sẽ xảy ra cháy rầy. Vì thế, bà con phải thường xuyên thăm đồng, đồng thời cán bộ bảo vệ thực vật cùng nông dân bám sát đồng ruộng để kịp thời phát hiện rầy và phun thuốc phòng trừ. Địa phương có diện tích lúa nhiễm rầy nâu nhiều nhất là huyện Phước Long với 2.500ha, diện tích cần phòng trừ là 1.500ha.

Ngoài rầy nâu, bệnh đạo ôn cũng đang xuất hiện trên các trà lúa hè thu sắp cho thu hoạch. Huyện Vĩnh Lợi là điểm nóng về bệnh đạo ôn. Toàn huyện có 1.500ha lúa nhiễm bệnh đạo ôn, nông dân đã ra quân phòng trừ triệt để 1.200ha.

Bà Hồng Kim Thư, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: “Hai đối tượng gây hại lúa hè thu mà nông dân cần quan tâm là rầy nâu và bệnh đạo ôn cổ bông. Đối với đạo ôn bông, bà con cần phun thuốc trên bông 2 lần trước khi lúa trỗ và sau khi lúa trỗ từ 5 - 7 ngày”.

Theo ngành chức năng, thời gian tới, nông dân cần chú ý các loại dịch bệnh như cháy bìa lá, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, khô vằn, đạo ôn và lép hạt… Nhất là bệnh đạo ôn lá trên trà lúa hè thu xuống giống muộn trong giai đoạn đẻ nhánh làm đòng, và đạo ôn cổ bông ở các trà lúa sắp thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Kỹ Thuật Mới Cho Vườn Điều Bình Định Giải Pháp Kỹ Thuật Mới Cho Vườn Điều Bình Định

Ngành nông nghiệp Bình Định xác định cây điều là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh. Theo kế hoạch, đích đến của cây điều ở Bình Định là 20.000ha. Thế nhưng trong những năm gần đây, sự "thăng tiến" của cây điều đã bị "cầm chân" vì năng suất điều quá thấp. Ông Lại Đình Hoè- Phó Viện trưởng Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ cho biết

15/07/2012
Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái Hiện Đại Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái Hiện Đại

Du lịch - dịch vụ - thương mại được chọn là nhóm ngành kinh tế chủ lực của TP.Hội An (Quảng Nam). Tuy nhiên, hiện nay ngành nông nghiệp cũng đã dần khẳng định vị trí khi Hội An đang hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại.

15/07/2013
Đổi Thay Ở Mường Lói Đổi Thay Ở Mường Lói

Những ngày trung tuần tháng 6, chúng tôi có dịp về Mường Lói – xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên. Trái với suy nghĩ ban đầu về một xã cách trung tâm huyện 80km còn nhiều khó khăn, đường về Mường Lói đã và đang được nâng cấp, mở mới; dịch vụ hàng hóa phát triển, kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển dịch đầy ấn tượng…

15/07/2013
Phòng, Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi Phòng, Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất sát trùng Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 2 tỉnh: Thái Bình và Quảng Trị phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

16/07/2013
Mô Hình Trồng Khoai Mỡ Ở Quảng Thái Mô Hình Trồng Khoai Mỡ Ở Quảng Thái

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hướng đi phù hợp trong phát triển nền nông nghiệp ở nhiều địa phương. Tại xã Quảng Thái (Thừa Thiên Huế), hướng đi này đã có những tín hiệu vui, bởi nhiều cây trồng khi đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là mô hình trồng khoai mỡ.

16/07/2013