Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ sâu bệnh phá hại lúa hè thu

Phòng trừ sâu bệnh phá hại lúa hè thu
Publish date: Saturday. August 29th, 2015

Rầy nâu đã và đang xuất hiện phá hại trà lúa hè thu. Để không xảy ra cháy rầy, ngành chức năng khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện để phun thuốc trừ rầy.

Vụ lúa hè thu năm 2015, nông dân xuống giống hơn 56.300ha. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu, hiện có hơn 4.100ha lúa hè thu nhiễm rầy nâu. Trong đó, diện tích lúa nhiễm rầy cần phòng trừ hơn 2.450ha. Mật số rầy từ 1.500 - 3.000 con/m2, có nơi 4.000 - 5.000 con/m2.

Ngành chức năng khuyến cáo, nếu nông dân không phòng trừ tốt, khả năng sẽ xảy ra cháy rầy. Vì thế, bà con phải thường xuyên thăm đồng, đồng thời cán bộ bảo vệ thực vật cùng nông dân bám sát đồng ruộng để kịp thời phát hiện rầy và phun thuốc phòng trừ. Địa phương có diện tích lúa nhiễm rầy nâu nhiều nhất là huyện Phước Long với 2.500ha, diện tích cần phòng trừ là 1.500ha.

Ngoài rầy nâu, bệnh đạo ôn cũng đang xuất hiện trên các trà lúa hè thu sắp cho thu hoạch. Huyện Vĩnh Lợi là điểm nóng về bệnh đạo ôn. Toàn huyện có 1.500ha lúa nhiễm bệnh đạo ôn, nông dân đã ra quân phòng trừ triệt để 1.200ha.

Bà Hồng Kim Thư, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: “Hai đối tượng gây hại lúa hè thu mà nông dân cần quan tâm là rầy nâu và bệnh đạo ôn cổ bông. Đối với đạo ôn bông, bà con cần phun thuốc trên bông 2 lần trước khi lúa trỗ và sau khi lúa trỗ từ 5 - 7 ngày”.

Theo ngành chức năng, thời gian tới, nông dân cần chú ý các loại dịch bệnh như cháy bìa lá, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, khô vằn, đạo ôn và lép hạt… Nhất là bệnh đạo ôn lá trên trà lúa hè thu xuống giống muộn trong giai đoạn đẻ nhánh làm đòng, và đạo ôn cổ bông ở các trà lúa sắp thu hoạch.


Related news

Nuôi Cá Chạch Lấu Nuôi Cá Chạch Lấu

Tháng 8/2012, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ nông dân nuôi thí điểm cá chạch lấu hay còn gọi là cá chạch bông. Sau gần một năm thực hiện, bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho nông dân trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt.

Tuesday. July 23rd, 2013
Nuôi Ong Lấy Mật Nuôi Ong Lấy Mật

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

Tuesday. July 23rd, 2013
Xây Dựng Vùng Rau An Toàn Xây Dựng Vùng Rau An Toàn

Châu Thành (Tiền Giang) được xem là “vương quốc rau” của tỉnh và đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên triển khai mô hình sản xuất rau an toàn. Thế nhưng, qua hơn 10 năm từ khi mô hình đầu tiên được triển khai quá trình xây dựng vùng rau an toàn vẫn loay hoay tìm hướng đi.

Tuesday. July 23rd, 2013
Thương Lái Ép Giá, Nông Dân Phải Bán Lạc Giá Rẻ Thương Lái Ép Giá, Nông Dân Phải Bán Lạc Giá Rẻ

Đến nay, vụ lạc ở Thừa Thiên - Huế đã thu hoạch xong được hơn 1 tháng, nhưng do giá xuống quá thấp và thương lái ít thu mua nên người dân khó bán được lạc.

Tuesday. July 23rd, 2013
Giống Lúa Chất Lượng Cao, Nhưng Tỷ Lệ Nảy Mầm Thấp ! Giống Lúa Chất Lượng Cao, Nhưng Tỷ Lệ Nảy Mầm Thấp !

Thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Tánh Linh về sản xuất lúa chất lượng cao vụ đông xuân 2012 - 2013, UBND huyện đã triển khai trên diện tích là 1.000 ha, phân bổ cho 9 xã và một thị trấn (trừ Măng Tố, La Ngâu, Suối Kiết, Gia Huynh). UBND huyện Tánh Linh đã chỉ định 2 đơn vị cung ứng giống là HTX NNII Đức Phú và Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.

Tuesday. July 23rd, 2013