Phòng trừ bọ trĩ hại lúa
Để giảm thiệt hại do bọ trĩ gây ra đến mức thấp nhất, cần có những biện pháp quản lý và phòng trừ thích hợp để giảm chi phí, tăng năng suất lúa.
Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch xuất hiện nhiều khi ruộng khô, gây hại làm cho đầu lá lúa quắn lại và biến màu vàng.
Khi trời mưa bọ trĩ giảm số lượng rõ rệt, nhất là giai đoạn bọ trĩ lớn.
Bọ trĩ xuất hiện khi cây lúa mới mọc đến đẻ nhánh thì mật độ tăng cao, sau đó giảm vì lá lúa cứng không thích hợp cho chúng gây hại.
Bọ trĩ gây hại làm lá bị cuốn lại ở chóp, lá héo, tóp lại và khô vàng; đặc biệt nặng ở các ruộng khô nước.
Đặc điểm nhận dạng: Bọ trĩ non rất nhỏ, dài độ 1 mm màu vàng nhạt, hình dáng giống con trưởng thành nhưng chưa có cánh.
Con trưởng thành có màu đen thon dài 1,5 - 2 mm.
Cách nhận biết: Có nhiều triệu chứng lúa bị vàng đọt giống bọ trĩ gây hại, nên cần nhận biết bọ trĩ để xác định vì chúng rất nhỏ.
Nhận biết bằng cách đặt lòng bàn tay xuống nước cho ướt rồi dùng lòng bàn tay quét trên ngọn cây lúa, nếu thấy nhiều bọ trĩ bám trên tay thì đó là những nơi có mật độ cao cần phải phun thuốc trừ ngay.
Từ những chia sẻ thực tế của nhiều bà con cho thấy đối với bọ trĩ phải có những biện pháp quản lý và phòng trừ đúng lúc, kết hợp đúng loại thuốc đúng thời điểm thì sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Đồng thời tiết kiệm được chi phí và cho cây lúa khỏe ngay từ đầu để tạo năng suất cho giai đoạn sau.
Bọ trĩ gây hại không quan trọng đến mức làm giảm năng suất lúa, chỉ hạn chế sinh trưởng giai đoạn đầu và làm cho cánh đồng có màu vàng nên nông dân thấy khó chịu.
Theo kinh nghiệm của nông dân Nguyễn Văn Hưng có gần 32 năm SX lúa, ở ấp E2, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, TP.
Cần Thơ thì biện pháp quản lý bọ trĩ trước tiên là làm sạch cỏ dại xung quanh ruộng.
Sử dụng Plastimula 1SL chuyên dùng xử lý giống trước khi sạ để cây mạ xanh và khỏe hạn chế bọ trĩ gây hại.
Sau sạ 5 ngày vô nước lấy ngót để ruộng luôn đủ ẩm không bị khô trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Bón phân sau sạ 10 ngày và giữ nước liên tục 3 cm trong giai đoạn lúa đẻ nhánh.
Sau khi bón phân 4 ngày thì tiến hành phun Platimula tăng cường sức sống để giúp cây lúa đẻ nhánh tối đa cho chồi hữu hiệu, tạo bộ rễ phát triển mạnh, đồng thời giúp cây lúa khỏe hạn chế được bọ trĩ gây hại.
Khi trên ruộng xuất hiện bọ trĩ gây hại nặng (40 - 50% ruộng) thì theo kinh nghiệm của nông dân Trần Văn Liêng, ở ấp E2, xã Thạnh Lợi: Lúa 15 ngày sau sạ do lúa hơi thưa nên phải cấy dặm lại.
Vì vậy để ruộng khô nước tới ngày 18 thì phát hiện bọ trĩ đã gây hại nặng, các đầu lá tóp lại và khô vàng, do đó phải mua thuốc để phun trị.
Phun Plastimula 1SL liều lượng 20 ml/bình 16 lít nước phối trộn với Supergen 5SC liều lượng 20 ml/bình 16 lít nước, phun 2 bình trên 1.000 m2.
Phun thuốc 2 ngày thì bón phân đợt 2.
Sau 5 ngày phun thuốc thì thấy lúa phát triển tốt trở lại, các đầu lá bung ra, lá xanh mướt, cây đẻ nhánh mạnh, bộ rễ phát triển hơn và ra nhiều rễ trắng.
Ông Liêng còn chia sẻ thêm: “Hiện nay lúa 32 ngày sau sạ phun Plastimula phối trộn với Supergen 5SC vẫn chưa thấy xuất hiện sâu cuốn lá, trong khi ruộng bên cạnh đang có sâu gây hại”.
Có thể bạn quan tâm
Đây cũng là giai đoạn mà các trại cung cấp giống đang tích cực sản xuất để kịp thời cung cấp các loại giống thuỷ sản cho bà con nuôi trồng trên địa bàn toàn tỉnh.
Ông Phạm Ngọc Vũ – Chi cục phó Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT Kiên Giang – cho biết đến thời điểm này, số tàu đánh cá của tỉnh Kiên Giang đã giảm hơn 1.000 chiếc so với thời điểm đầu năm 2013, phần lớn là tàu công suất nhỏ dưới 90 CV đánh bắt gần bờ.
Từ năm 2013 đến nay, một số ngư dân trên địa bàn huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã mạnh dạn áp dụng máy thủy lực thu lồng bẫy cá chình. Đây là một trong những mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai. Qua đó, mục đích nhằm tiết kiệm sức lao động, giảm thời gian thu lồng, tăng hiệu quả đánh bắt và đưa cơ giới hóa vào ngành nghề khai thác hải sản...
Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, toàn huyện có 23 hòn đảo lớn nhỏ trải dài trên một vùng biển tương đối rộng.
Cách đây 2 năm, một nghiên cứu chính thức của Viện Tài nguyên và Môi trường biển về mức độ xâm hại của các rạn san hô ở Cô Tô cho thấy độ che phủ của các rạn san hô khu vực này đang thấp dần đến mức báo động, chỉ còn 10%-15%, nhiều vị trí còn dưới 5%.