Phòng trừ bọ trĩ hại lúa
Để giảm thiệt hại do bọ trĩ gây ra đến mức thấp nhất, cần có những biện pháp quản lý và phòng trừ thích hợp để giảm chi phí, tăng năng suất lúa.
Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch xuất hiện nhiều khi ruộng khô, gây hại làm cho đầu lá lúa quắn lại và biến màu vàng.
Khi trời mưa bọ trĩ giảm số lượng rõ rệt, nhất là giai đoạn bọ trĩ lớn.
Bọ trĩ xuất hiện khi cây lúa mới mọc đến đẻ nhánh thì mật độ tăng cao, sau đó giảm vì lá lúa cứng không thích hợp cho chúng gây hại.
Bọ trĩ gây hại làm lá bị cuốn lại ở chóp, lá héo, tóp lại và khô vàng; đặc biệt nặng ở các ruộng khô nước.
Đặc điểm nhận dạng: Bọ trĩ non rất nhỏ, dài độ 1 mm màu vàng nhạt, hình dáng giống con trưởng thành nhưng chưa có cánh.
Con trưởng thành có màu đen thon dài 1,5 - 2 mm.
Cách nhận biết: Có nhiều triệu chứng lúa bị vàng đọt giống bọ trĩ gây hại, nên cần nhận biết bọ trĩ để xác định vì chúng rất nhỏ.
Nhận biết bằng cách đặt lòng bàn tay xuống nước cho ướt rồi dùng lòng bàn tay quét trên ngọn cây lúa, nếu thấy nhiều bọ trĩ bám trên tay thì đó là những nơi có mật độ cao cần phải phun thuốc trừ ngay.
Từ những chia sẻ thực tế của nhiều bà con cho thấy đối với bọ trĩ phải có những biện pháp quản lý và phòng trừ đúng lúc, kết hợp đúng loại thuốc đúng thời điểm thì sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Đồng thời tiết kiệm được chi phí và cho cây lúa khỏe ngay từ đầu để tạo năng suất cho giai đoạn sau.
Bọ trĩ gây hại không quan trọng đến mức làm giảm năng suất lúa, chỉ hạn chế sinh trưởng giai đoạn đầu và làm cho cánh đồng có màu vàng nên nông dân thấy khó chịu.
Theo kinh nghiệm của nông dân Nguyễn Văn Hưng có gần 32 năm SX lúa, ở ấp E2, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, TP.
Cần Thơ thì biện pháp quản lý bọ trĩ trước tiên là làm sạch cỏ dại xung quanh ruộng.
Sử dụng Plastimula 1SL chuyên dùng xử lý giống trước khi sạ để cây mạ xanh và khỏe hạn chế bọ trĩ gây hại.
Sau sạ 5 ngày vô nước lấy ngót để ruộng luôn đủ ẩm không bị khô trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Bón phân sau sạ 10 ngày và giữ nước liên tục 3 cm trong giai đoạn lúa đẻ nhánh.
Sau khi bón phân 4 ngày thì tiến hành phun Platimula tăng cường sức sống để giúp cây lúa đẻ nhánh tối đa cho chồi hữu hiệu, tạo bộ rễ phát triển mạnh, đồng thời giúp cây lúa khỏe hạn chế được bọ trĩ gây hại.
Khi trên ruộng xuất hiện bọ trĩ gây hại nặng (40 - 50% ruộng) thì theo kinh nghiệm của nông dân Trần Văn Liêng, ở ấp E2, xã Thạnh Lợi: Lúa 15 ngày sau sạ do lúa hơi thưa nên phải cấy dặm lại.
Vì vậy để ruộng khô nước tới ngày 18 thì phát hiện bọ trĩ đã gây hại nặng, các đầu lá tóp lại và khô vàng, do đó phải mua thuốc để phun trị.
Phun Plastimula 1SL liều lượng 20 ml/bình 16 lít nước phối trộn với Supergen 5SC liều lượng 20 ml/bình 16 lít nước, phun 2 bình trên 1.000 m2.
Phun thuốc 2 ngày thì bón phân đợt 2.
Sau 5 ngày phun thuốc thì thấy lúa phát triển tốt trở lại, các đầu lá bung ra, lá xanh mướt, cây đẻ nhánh mạnh, bộ rễ phát triển hơn và ra nhiều rễ trắng.
Ông Liêng còn chia sẻ thêm: “Hiện nay lúa 32 ngày sau sạ phun Plastimula phối trộn với Supergen 5SC vẫn chưa thấy xuất hiện sâu cuốn lá, trong khi ruộng bên cạnh đang có sâu gây hại”.
Related news
Đề án 1.000 sẽ tập trung chuyển đổi theo 4 đối tượng là lúa, mía, vườn tạp và chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong đó, chỉ tiêu phấn đấu cho các đối tượng sau khi được chuyển đổi sẽ tăng thêm giá trị sản xuất từ 1,5 – 2 lần trên cùng diện tích canh tác so với năm 2013.
Hoạt động giao thương và giá cả trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời điểm này tạm thời chưa bị ảnh hưởng nhiều…
Để mở ra hướng đi mới cho sản xuất hàng hoá trong xây dựng nông thôn mới (NTM), giúp người dân nâng cao thu nhập, đảm bảo kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững, xã Lê Lợi (Hoành Bồ - Quảng Ninh) đã triển khai một cách hiệu quả mô hình nuôi gà tập trung.
Do thời tiết nóng ẩm, nên nhiều trà lúa hè thu có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh đạo ôn và bệnh vi khuẩn. Thực tế tại Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đạo ôn đã xuất hiện. Nếu việc phòng trị không chủ động bệnh sẽ lan nhanh ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa.
Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ ba của Việt Nam sau tôm và cá tra, basa với 526 triệu đô-la Mỹ năm 2013 và tương lai sẽ trở thành mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản nếu có cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ ngư dân đầu tư, cải tạo trang thiết bị, công cụ đánh bắt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.