Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vua Tôm Võ Hồng Ngoãn Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Từ Bã Mía

Vua Tôm Võ Hồng Ngoãn Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Từ Bã Mía
Ngày đăng: 04/08/2014

Thời gian gần đây, “vua tôm” Võ Hồng Ngoãn đã liên tục trúng mùa nhờ phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học từ việc tận dụng bã mía.

Việc nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi nông dân phải sử dụng nhiều hóa chất hoặc các chế phẩm sinh học. Theo thời gian, nguồn nước và đất sẽ ô nhiễm do các loại hóa chất còn tồn dư trong quá trình nuôi.

Do đó, cái khó của người nuôi tôm là càng nuôi lâu trên một diện tích đất thì sẽ càng tăng chi phí và tỷ lệ thành công giảm xuống. Đã có nhiều nông dân phải bỏ ao một thời gian dài hoặc tìm một mô hình khác thay thế cho con tôm công nghiệp.

Trước tình trạng trên, ông Võ Hồng Ngoãn - “vua tôm” ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) - đã tìm tòi và thực hiện thành công mô hình nuôi tôm an toàn sinh học bằng phương pháp tận dụng chất thải từ cây mía.

Điểm đặc biệt của mô hình này là từ khâu cải tạo ao cho đến ngày thu hoạch, người nuôi chỉ cần bón bột bã mía trong ao mà không cần dùng đến bất kỳ một loại hóa chất nuôi trồng thủy sản nào khác.

Theo ông Ngoãn: “Bột bã mía sẽ làm cho độ kiềm và độ pH trong ao nuôi luôn ổn định, nước trong ao luôn dồi dào nguồn vi sinh vật có lợi, và gần như không có vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (loại vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm). Từ đó giúp nông dân giảm nguy cơ rủi ro trong nuôi tôm. Không chỉ vậy, việc nuôi tôm bằng bột bã mía còn giúp tái tạo môi trường ở những ao nuôi nhiễm hóa chất từ những vụ tôm trước”.

Phương pháp nuôi tôm an toàn sinh học từ việc sử dụng bã mía bước đầu đem lại hiệu quả và an toàn (tất nhiên cũng cần có sự thẩm định một cách khoa học) đã góp phần giải quyết tình trạng treo ao vì ô nhiễm môi trường của nhiều nông dân hiện nay.

Bột bã mía được bán tại các lò mía đường với giá 2.400 đồng/kg. Qua sổ tay theo dõi ao nuôi của ông Ngoãn, để thực hiện thành công 1 vụ nuôi, mỗi héc-ta ao nuôi cần 2.500kg bột bã mía, tương đương chi phí 6 triệu đồng/ha/vụ. Sử dụng bột bã mía giúp nông dân tiết kiệm hơn 50% chi phí so với nuôi tôm bằng các loại hóa chất và thuốc nuôi trồng thủy sản.

Bã mía là thứ bỏ đi hoặc chỉ có thể dùng để bón cho cây, nhưng không ai ngờ nó lại là “thần dược” cho con tôm. Thiết nghĩ, mô hình nuôi tôm an toàn sinh học từ bã mía của “vua tôm” Võ Hồng Ngoãn sẽ mở ra một hướng đi mới, mang lại sự an toàn, tiết kiệm cho người nuôi tôm công nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Văn (Hà Giang) cải tạo tầm vóc đàn dê Đồng Văn (Hà Giang) cải tạo tầm vóc đàn dê

Nhằm cải tạo giống dê địa phương có trọng lượng nhỏ (tối đa chỉ từ 25 - 30kg), và đang dần bị thoái hóa giống. Để đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, tăng thu nhập giúp người dân XĐGN theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã xây dựng và thực hiện Phương án cải tạo đàn dê với mục tiêu nâng cao tầm vóc, trọng lượng của dê.

12/08/2015
Thị trấn Phố Ràng (Lào Cai) nuôi thử nghiệm cá bằng lồng lưới Thị trấn Phố Ràng (Lào Cai) nuôi thử nghiệm cá bằng lồng lưới

Nếu mô hình thử nghiệm thành công, thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên - Lào Cai) sẽ khuyến khích các hộ nuôi cá áp dụng mô hình này thay cho lồng bè trước đây.

12/08/2015
Cá lóc giống gặp khó Cá lóc giống gặp khó

Khởi phát hơn chục năm, nghề nuôi cá lóc giống tại xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) đã mang lại thu nhập khá cho nhiều nông dân ít đất canh tác. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, mô hình kinh tế này đang đối diện với nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

12/08/2015
Nhu cầu tiêu thụ cá hồi, cá tầm Sa Pa tăng đột biến Nhu cầu tiêu thụ cá hồi, cá tầm Sa Pa tăng đột biến

Mùa du lịch hè năm nay, Sa Pa (Lào Cai) lâm vào tình trạng khan hiếm đặc sản cá hồi, cá tầm. Lượng khách du lịch tăng cao đột biến, nguồn cung cấp lại không đủ… khiến giá loại đặc sản này tăng cao, từ 100 - 120 nghìn đồng/kg.

12/08/2015
Cải tạo vườn tạp, nâng cao thu nhập từ cây ăn quả Cải tạo vườn tạp, nâng cao thu nhập từ cây ăn quả

Ổn định diện tích cây ăn quả, tập trung cải tạo vườn tạp, đưa giống mới năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất - Đó là hướng phát triển cây ăn quả ở Mường La (Sơn La) trong những năm gần đây, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

13/08/2015