Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây mía

Phòng Trừ Bệnh Thối Đen Ruột Mía

Phòng Trừ Bệnh Thối Đen Ruột Mía
Ngày đăng: 21/03/2012

Triệu chứng

Ở hom giống, triệu chứng đầu tiên là trên đầu hom cắt có màu hồng nhạt rồi xuất hiện vết đen, sau đó mọc ra lớp nấm mốc đen như than. Ở trên thân, ruột mía có màu đen và mùi dứa thối, lâu ngày ruột bệnh chỉ còn trơ lại xơ đen.

Đặc điểm bệnh

Trên vết bệnh thối đen ở ruột thân mía mọc ra lớp nấm đen là giai đoạn sinh sản bào tử phân sinh và bào tử hậu gây bệnh. Nấm có tính ký sinh yếu nên chỉ xâm nhập qua vết thương và sinh trưởng thích hợp nhất ở 28oC. Mía nảy mầm nhanh có thể tránh được bệnh, do đó bệnh nhẹ hơn so với mía nảy mầm chậm. Giống mía và hom giống tốt có sức nảy mầm mạnh và tốc độ nảy mầm nhanh là giống ít bệnh hơn. Những ruộng trồng mía liên tiếp để mía gốc lâu năm, đất thịt bị bí nước, hom trồng vào lúc gặp nhiệt độ thấp, mầm mía mọc chậm, yếu sẽ bị bệnh nặng hơn. Sau khi thu hoạch mía, nếu xếp đống chặt, bị ẩm ướt, đọng nước mưa bệnh sẽ rất dễ lây lan, làm giảm phẩm chất mía chế biến. Nguồn bệnh chủ yếu là dạng sợi nấm và bào tử hậu tồn tại trong mô cây bệnh và ở đất, có thể sống tới 4 năm, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ xâm nhập và gây bệnh. Hom giống là nguồn bệnh chính ban đầu. Nấm bệnh này còn hại cả trên cây dứa và chuối tiêu,....

Biện pháp phòng trừ

Chọn hom giống khỏe, không bị bệnh để trồng. Xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách ngâm vào nước vôi 2-3% trong 12-14 giờ. Khi cất trữ hom giống có thể lấy vôi tôi đặc bôi vào đầu chỗ cắt hom giống (1kg vôi sống hòa 2 lít nước khuấy đều rồi cho thêm một ít nước vào sẽ được nước vôi đặc). Cũng có thể xử lý hom giống bằng cách nhúng nhanh vào dung dịch Boóc đô. Cần trồng mía, trên đất cao, thoát nước, vun luống cao, đặc biệt cần trồng đúng thời vụ, nên trồng vào lúc nhiệt độ đất từ 21oC trở lên để mía mọc mầm nhanh, sinh trưởng mạnh, bệnh khó phát sinh. Nếu trồng mía trên đất thịt nặng, bí, thoát nước kém thì cần tăng cường tiêu úng, nhất là trong thời kỳ mầm non và cây con. Khi xuất hiện bệnh cần kịp thời nhổ bỏ mầm non bị bệnh đem đốt và lấy vôi bột rắc vào chỗ cây bệnh đã nhổ. Làm vệ sinh vườn mía, tiêu hủy tàn dư trên đất sau khi thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Sản Xuất Mía Công Nghệ Cao Quy Trình Sản Xuất Mía Công Nghệ Cao

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng của cây mía. Mía sinh trưởng mạnh nhất vào các tháng mùa hè có nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài. Lượng mưa yêu cầu đạt từ 1.500-2.000mm/năm, phân bố đều quanh năm. Chọn đất trồng bằng phẳng hoặc độ dốc thấp dưới 100, tầng canh tác dày, giàu mùn và các chất dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, độ pH=6,5-7,5.

17/05/2012
Phòng Trừ Bệnh Thối Đen Ruột Mía Phòng Trừ Bệnh Thối Đen Ruột Mía

Ở hom giống, triệu chứng đầu tiên là trên đầu hom cắt có màu hồng nhạt rồi xuất hiện vết đen, sau đó mọc ra lớp nấm mốc đen như than. Ở trên thân, ruột mía có màu đen và mùi dứa thối, lâu ngày ruột bệnh chỉ còn trơ lại xơ đen.

21/03/2012
10 Biện Pháp Kỹ Thuật Thâm Canh Mía 10 Biện Pháp Kỹ Thuật Thâm Canh Mía

Để có thể ổn định và phát triển sản xuất mía đường có nhiều vấn đề về kinh tế và kỹ thuật cần phải giải quyết, trong đó biện pháp cơ bản hàng đầu là phải quy hoạch vùng nguyên liệu, đi vào thâm canh tăng nhanh năng suất và chữ đường (CCS) trên cơ sở hạ giá thành đầu tư. Sau đây là 10 biện pháp kỹ thuật cần chú ý áp dụng.

08/07/2013
Kinh Nghiệm Diệt Sâu Đục Thân Trên Mía Kinh Nghiệm Diệt Sâu Đục Thân Trên Mía

Ngoài khâu biết chuyển đổi giống mía mới, những nông dân trồng mía vùng Phụng Hiệp còn biết đúc kết kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa sâu hại, nhằm hạ giá thành, tăng năng suất và chất lượng mía...

15/07/2013
Phòng Trừ Bọ Phấn Trắng Gây Vàng Lá Mía Phòng Trừ Bọ Phấn Trắng Gây Vàng Lá Mía

Từ đầu tháng 9/2010, trên các cánh đồng mía ở Phú Yên xuất hiện một loại sâu hại mới, chúng phát triển nhanh, gây vàng lá hàng loạt diện tích mía, tập trung nhiều nhất tại hai huyện Sơn Hòa, Sông Hinh.

15/07/2013