Home / Cây công nghiệp / Cây mía

Phòng Trừ Bệnh Thối Đen Ruột Mía

Phòng Trừ Bệnh Thối Đen Ruột Mía
Publish date: Wednesday. March 21st, 2012

Triệu chứng

Ở hom giống, triệu chứng đầu tiên là trên đầu hom cắt có màu hồng nhạt rồi xuất hiện vết đen, sau đó mọc ra lớp nấm mốc đen như than. Ở trên thân, ruột mía có màu đen và mùi dứa thối, lâu ngày ruột bệnh chỉ còn trơ lại xơ đen.

Đặc điểm bệnh

Trên vết bệnh thối đen ở ruột thân mía mọc ra lớp nấm đen là giai đoạn sinh sản bào tử phân sinh và bào tử hậu gây bệnh. Nấm có tính ký sinh yếu nên chỉ xâm nhập qua vết thương và sinh trưởng thích hợp nhất ở 28oC. Mía nảy mầm nhanh có thể tránh được bệnh, do đó bệnh nhẹ hơn so với mía nảy mầm chậm. Giống mía và hom giống tốt có sức nảy mầm mạnh và tốc độ nảy mầm nhanh là giống ít bệnh hơn. Những ruộng trồng mía liên tiếp để mía gốc lâu năm, đất thịt bị bí nước, hom trồng vào lúc gặp nhiệt độ thấp, mầm mía mọc chậm, yếu sẽ bị bệnh nặng hơn. Sau khi thu hoạch mía, nếu xếp đống chặt, bị ẩm ướt, đọng nước mưa bệnh sẽ rất dễ lây lan, làm giảm phẩm chất mía chế biến. Nguồn bệnh chủ yếu là dạng sợi nấm và bào tử hậu tồn tại trong mô cây bệnh và ở đất, có thể sống tới 4 năm, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ xâm nhập và gây bệnh. Hom giống là nguồn bệnh chính ban đầu. Nấm bệnh này còn hại cả trên cây dứa và chuối tiêu,....

Biện pháp phòng trừ

Chọn hom giống khỏe, không bị bệnh để trồng. Xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách ngâm vào nước vôi 2-3% trong 12-14 giờ. Khi cất trữ hom giống có thể lấy vôi tôi đặc bôi vào đầu chỗ cắt hom giống (1kg vôi sống hòa 2 lít nước khuấy đều rồi cho thêm một ít nước vào sẽ được nước vôi đặc). Cũng có thể xử lý hom giống bằng cách nhúng nhanh vào dung dịch Boóc đô. Cần trồng mía, trên đất cao, thoát nước, vun luống cao, đặc biệt cần trồng đúng thời vụ, nên trồng vào lúc nhiệt độ đất từ 21oC trở lên để mía mọc mầm nhanh, sinh trưởng mạnh, bệnh khó phát sinh. Nếu trồng mía trên đất thịt nặng, bí, thoát nước kém thì cần tăng cường tiêu úng, nhất là trong thời kỳ mầm non và cây con. Khi xuất hiện bệnh cần kịp thời nhổ bỏ mầm non bị bệnh đem đốt và lấy vôi bột rắc vào chỗ cây bệnh đã nhổ. Làm vệ sinh vườn mía, tiêu hủy tàn dư trên đất sau khi thu hoạch.


Related news

Phát hiện và phòng trừ bệnh thối đỏ hại mía Phát hiện và phòng trừ bệnh thối đỏ hại mía

Mía là cây trồng chứa nhiều dưỡng chất rất hấp dẫn đối với sâu bọ và các loài nấm gây hại. Bệnh thối đỏ, do nấm Colletotrichum falcatum Went gây ra

Thursday. August 2nd, 2018
Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 1) Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 1)

Cây mía không yêu cầu khắt khe về đất, tuy nhiên để thâm canh đạt năng suất cao yêu cầu về đất có tầng canh tác sâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng...

Friday. March 1st, 2019
Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 2) Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 2)

Tuỳ điều kiện đất đai và loại giống mía để bố trí mật độ, lượng hom giống cần từ 35.000 - 40.000 hom/ha (mỗi hom có 3 mắt), tương đương 8 - 10 tấn giống/ha.

Friday. March 1st, 2019
Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 3) Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 3)

Chu kỳ luân canh cây mía thường là chu kỳ 4 - 5 năm tùy vào loại đất. Cây trồng luân canh với cây mía nên sử dụng cây họ đậu để nhằm mục đích cải tạo đất.

Friday. March 1st, 2019
Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 4) Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 4)

Sau khi thu hoạch xong phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay. Dùng cuốc, dao để bạt (phạt) sát đất những gốc cao; loại bỏ cây mầm, cây bị sâu bệnh hay cỏ dại

Friday. March 1st, 2019