Bệnh Than (Đen Đốt) Trên Cây Mía
I. Bệnh than (đen đốt)
1. Triệu trứng bệnh:
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là lá đọt cây mía biến dạng thành dạng roi cong xuống, có trường hợp dài tới hàng mét. Biểu hiện đầu tiên là bên ngoài phủ 1 lớp màng mỏng màu trắng, sau đó chuyển sang màu đen do được phủ bằng vô vàn bào tử dạng bột. Cây mía bị bệnh hoàn toàn mất khả năng tạo dóng, ở gốc đẻ nhiều nhánh nhỏ, mầm nhánh hầu như bị bệnh không phát triển được.
2. Phòng trừ :
Trồng giống kháng bệnh.
Kịp thời nhổ bỏ và tiêu huỷ cây mía bị bệnh; ruộng mía bị hại nặng không nên để lưu gốc. Ruộng mía bị bệnh nặng nên luân canh với cây họ đậu 1-2 năm. Không lấy hom giống ở ruộng mía bị bệnh nặng.
3. Tên thuốc :
Dùng thuốc Tilt 250ND pha với nước nồng độ 0,2%, nhúng hom mía 5 phút trước khi trồng.
Có thể bạn quan tâm
Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng. Mỗi loại đất cần có chế độ canh tác thích hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao
Bệnh gây hại trên lá non, thoạt đầu là những đám màu trắng ở gốc lá non, dần dần xuất hiện thành đốm sọc nhỏ màu nâu và hợp lại thành vết to, do vết bệnh xoắn lùn làm cho phiến lá dị hình
Bệnh hại trên lá già ở cuối thời kỳ sinh trưởng của cây mía. Bệnh xuất hiện đầu tiên là những chấm hình thoi hoặc hình bầu dục. Kích thước từ 2-3, 5-10mm; mầu xanh thẫm, màu nâu sau chuyển sang màu đỏ nâu
Với đặc tính chín sớm, hàm lượng cao và chịu được khô hạn, trong vòng 10 năm trở lại đây giống mía VN84-4173 luôn là giống chủ lực ở vùng mía Nước Trong, tỉnh Tây Ninh
Bệnh hại chủ yếu ở mía cây đã lớn. Triệu chứng điển hình là khi chẻ dọc thân cây mía thì có các vệt đỏ nâu ở các mạch dẫn có mùi rượu