Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi hiệu quả thiết thực

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi hiệu quả thiết thực
Ngày đăng: 12/10/2015

“Bà đỡ” của phong trào

Hơn 3 năm qua, Ban Chỉ đạo Phong trào NDSXKDG và Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ cho nông dân đầu tư phát triển kinh doanh trên các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, thủy sản và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp...

Lãnh đạo tỉnh tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các hội viên nông dân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012-2015

Ban Chỉ đạo và Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức cho 6 cán bộ và 14 NDSXKDG đi học tập, tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan.

Hội Nông dân tỉnh trực tiếp mở 94 lớp dạy nghề cho 3.572 học viên.

Hội Nông dân các cấp huyện, thành phố phối hợp với các cơ sở, trung tâm dạy nghề ở địa phương mở 328 lớp cho 11.589 học viên (70% học viên sau khi học nghề có việc làm).

Các cấp hội còn phối hợp tổ chức được 1.716 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho 220.000 lượt người; trực tiếp và phối hợp thực hiện 750 mô hình khuyến nông.

Phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT tỉnh tín chấp cho nông dân vay vốn với tổng dư nợ 833,6 tỷ đồng.

Phối hợp với Ngân hàng CSXH giải ngân theo chương trình phối hợp với dư nợ 851,1 tỷ đồng; nâng tổng 2 nguồn vốn vay do các cấp hội nông dân tín chấp hiện nay lên đến 1.684,7 tỷ đồng, với trên 65.000 lượt hộ nông dân ở 1.781 tổ vay vốn.

Các nguồn vốn này đã giúp cho trên 80 ngàn lao động nông thôn có việc làm hằng năm, qua đó giúp hàng chục ngàn hộ nông dân thoát nghèo.

Hỗ trợ, hướng dẫn thành lập mới 150 nhóm tổ hợp tác, liên kết, các câu lạc bộ nông dân và các chi hội nghề nghiệp để hội viên nông dân gặp gỡ giao lưu trao đổi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và tiêu thụ sản phẩm...

 Nhiều nông dân trở thành ông chủ

Nhờ có sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp ủy đảng, chính quyền, hội đoàn thể nên phong trào nông dân thi đua SXKDG của tỉnh trong thời gian qua đã thu hút được đông đảo nông dân trong tỉnh tham gia. Hằng năm có từ 90-120 ngàn hộ nông dân đăng ký thi đua SXKDG (60%)

. Kết quả, đến nay đã bình xét suy tôn được 76.989 hộ đạt danh hiệu SXKDG các cấp, tăng gần 5.000 hộ so với năm 2012 và chiếm 38,50% tổng số hộ nông dân trong tỉnh.

Trong đó có 65.935 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG cấp cơ sở; 9.145 hộ đạt danh hiệu SXKDG cấp huyện; 1.828 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG cấp tỉnh và 81 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG cấp Trung ương.

Qua phong trào này, nhiều nông dân đã vươn lên SXKDG, có thu nhập từ 200 đến hơn 400 triệu đồng như ông Lê Minh Nông (xã Nghĩa Dũng, TP.Quảng Ngãi), Đinh Thanh Hiền, dân tộc Hrê ở xã Long Mai (Minh Long)...

Nhiều nông dân đã trở thành các chủ doanh nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, chủ trang trại, gia trại cho thu nhập cao từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.

Điển hình như hộ ông Trần Thanh Trầm ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) làm nghề chế biến hải sản cho thu nhập bình quân 4 tỷ đồng/năm.

Hộ ông Nguyễn Văn Hải, thuyền trưởng tàu QNg 96498TS cùng với 13 thuyền viên khai thác hải sản với số lượng bình quân 250 tấn/năm, thu nhập 4-5 tỷ đồng, bình quân mỗi lao động trên tàu thu nhập 216 triệu đồng/năm.

Các mô hình làng nghề truyền thống cũng được các hộ gia đình duy trì và phát triển.

Điển hình như hộ ông Nguyễn Đức Lương, xã Trà Xuân (Trà Bồng) làm nghề quế thủ công cho thu nhập bình quân 500 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động...

Có thể nói, phong trào thi đua SXKDG của tỉnh trong 3 năm qua đã tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực.

Qua đó khích lệ, động viên hàng ngàn hộ nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư vốn, giống vào sản xuất kinh doanh, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân Gắn việc quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy với sinh kế người dân

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

25/05/2015
Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra Nông dân tìm lời giải bài toán cá tra

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

25/05/2015
Đau đáu với nỗi lo con nghêu Đau đáu với nỗi lo con nghêu

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.

25/05/2015
Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng Tỷ phú nuôi tôm thẻ chân trắng

Được cán bộ nông nghiệp xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát trải bạt của anh Lê Văn Nhất ở thôn Hòa Thạch.

25/05/2015
Nỗi buồn rong mơ Nỗi buồn rong mơ

Cứ đến tháng 5 - 6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.

25/05/2015