Không Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh; tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học…
Thông tin từ Tổng cục Thủy sản cho biết các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, cho thấy việc đưa TCT vào nuôi trong nước ngọt có nhiều bất cập.
Cụ thể là việc này sẽ tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm. Về lâu dài, việc nuôi TCT trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh.
Cùng với đó, năng suất, sản lượng, chất lượng TCT thương phẩm nuôi ở nước ngọt kém hơn so với nước lợ, giá bán thấp hơn. Đặc biệt, khi nhu cầu xuống thấp, giá không ổn định thì người nuôi sẽ có nguy cơ thua lỗ.
Tổng cục Thủy sản cho rằng việc nuôi TCT tự phát như hiện nay sẽ có nguy cơ phá vỡ quy hoạch nuôi tôm đã được phê duyệt, do đó khó kiểm soát tình hình sản xuất thực tế.
Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm chưa phù hợp, chi phí đầu tư cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mọi thời điểm sẽ là rủi ro lớn cho người nuôi. Mặt khác, các mầm bệnh mới từ TCT có thể lây lan cho đối tượng nuôi truyền thống như tôm càng xanh và các loài thủy sản khác.
Trước nguy cơ nuôi TCT tự phát ở miền Nam như hiện nay, Bộ NNPTNT đã có văn bản gửi các thành phố thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban ngành tại địa phương không chủ quan với việc nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt.
Các địa phương cần thực hiện đúng Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch (hoặc quy định của địa phương đã được phê duyệt).
Cùng với việc kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm nuôi TCT và không cho người dân tự ý thả nuôi TCT trong vùng nước ngọt, các địa phương cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm được việc ảnh hưởng của việc nuôi tự phát này.
Đối với những địa phương đã thả nuôi TCT trong vùng nước ngọt trước đây, Bộ NNPTNT yêu cầu người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trưởng, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.
Có thể bạn quan tâm
Khối lượng philê cá minh thái đông lạnh XK của Mỹ sang hầu hết các thị trường NK lớn trong tháng 7 tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tăng cao nhất tại Anh.
Russian Sea Catching (RSC) đã mua lại 2 công ty đánh bắt cá minh thái Viễn Đông, củng cố vị trí số 1 trong ngành đánh bắt cá minh thái và thuộc top đầu các công ty đánh bắt cá trích ở Nga.
Công ty môi giới chứng khoán Bualuang cho biết, giá cá ngừ vằn vẫn dao động ở mức từ 1.400- 1.600 USD/tấn từ giờ đến cuối năm, điều này sẽ có lợi cho Công tý Thái Union Frozen Products.
Nhằm giảm số lượng cá ngừ vây xanh khổng lồ bị giết bởi các đội tàu đánh bắt, Mỹ đưa ra những quy định mới về việc đánh bắt cá thương mại ở Vịnh Mexico và khu vực Tây Đại Tây Dương. Các quy định đặc biệt nhằm bảo vệ cá ngừ vây xanh khổng lồ - cá có kích cỡ từ 81 inch trở lên.
Theo đó, mục tiêu phát triển nuôi, chế biến cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành ngành kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp và thân thiện với môi trường. Sản phẩm cá tra nhằm phục vụ XK và tiêu thụ nội địa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.