Phí, lệ phí áp cho gà, lợn cởi trói tối đa
Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), cho biết, ngay từ đầu năm, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu phối hợp rà soát, sửa đổi Thông tư 04 (doBộ Tài chính ban hành) về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Sau đó, Bộ Tài chính ban hành thông tư 113 (có hiệu lực từ ngày 8/8/2015) bãi bỏ 13 khoản lệ phí và sửa đổi 1 khoản lệ phí; bỏ 21 loại thu phí.
Ông Thành cho biết, theo chỉ đạo lãnh đạo Bộ, để phù hợp tinh thần của Luật Thú y (có hiệu lực từ 1/7/2016), Dự thảo Luật Phí và lệ phí (đang lấy ý kiến), bỏ và sửa 35 khoản như trên.
Ngoài ra, Cục Thú y đang rà soát sửa đổi, xây dựng danh mục phí, lệ phí.
Theo ông Thành, danh mục mới sẽ được xây dựng theo tinh thần “việc nào không làm sẽ không thu”.
Đặc biệt, sẽ đẩy mạnh xã hội hóa cho tổ chức cá nhân tham gia và cơ quan nhà nước giám sát, đồng thời chuyển mạnh sang cơ chế giá.
“Các mục vật tư, hóa chất, kit (bộ dụng cụ) chẩn đoán…, những khoản trước đây liên quan phí tổn như chẩn đoán thú y, chẩn đoán dịch bệnh, kiểm nghiệm thuốc, kiểm tra vệ sinh… đều phải chuyển sang cơ chế giá, phù hợp với kinh tế thị trường”, ông Thành nói.
Lãnh đạo Cục Thú y cho biết, dự thảo sẽ rút từ 512 loại phí (theo Thông tư 04) còn 86 khoản phí (trong danh mục phí); phần còn lại chuyển sang cơ chế giá, thỏa thuận, xã hội hóa.
Còn về lệ phí, từ 20 khoản (Thông tư 04), nay còn 1 khoản.
Ngoài ra, theo Luật Thú y (có liệu lực năm tới) không thực hiện kiểm dịch nội tỉnh; không kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật từ các cơ sở an toàn dịch bệnh…
Khi kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi tỉnh, chỉ kiểm tra các mối nguy.
Ông Thành cho biết: “Việc kiểm tra không phải từng con, quả trứng, mà theo lô hàng.
Ngoài ra, việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu sẽ tạo điều kiện tối đa; còn nhập khẩu sẽ làm chặt chẽ theo thông lệ quốc tế.
Cùng đó, nhiều nội dung khác sẽ xã hội hóa, các phòng thí nghiệm tư nhân, đảm bảo tiêu chuẩn được tham gia”.
Theo Thứ trưởng NN&PTNT Hà Công Tuấn, tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã lập Ban chỉ đạo rà soát, giảm thiểu các loại phí và lệ phí, điều kiện kinh doanh và họp hằng tháng để thúc đẩy tiến độ.
Qua rà soát, Bộ NN&PTNT có tới 91 danh mục lệ phí, sẽ rút xuống còn 36 mục và nhóm lại thành 5 danh mục đưa vào Dự thảo Luật Phí và lệ phí.
Về phí, có tới 750 danh mục phí, sẽ rút xuống 166 (chủ yếu là thú y) và gom lại còn 18 danh mục trong dự thảo Luật Phí và lệ phí.
“Tinh thần là những gì bỏ được thuộc thẩm quyền của Bộ là bỏ ngay, còn thuộc nghị định và trên đó sẽ có kiến nghị đề xuất”, ông Tuấn nói.
Có thể bạn quan tâm
Các nhà khoa học Việt Nam đã thành công trong việc chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học bằng phản ứng cracking xúc tác.
Ông Dương Văn Thể, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT, cho biết kết quả khảo sát tại ĐBSCL cho thấy, người nuôi cá tra đang gặp khó khăn rất lớn. Hiện mỗi 1 kg cá tra thành phẩm, người nuôi lỗ 3.000 đồng, trung bình 1 ha nuôi cá tra lỗ 1 tỷ đồng. Hiện rất nhiều doanh nghiệp cần bán sản phẩm để thu hồi vốn vì thế phải hạ giá bán, do đó giá cá nguyên liệu giảm theo.
Các nhà vườn trồng dừa ở Trà Vinh đang "méo mặt” với tình trạng giá dừa khô tiếp tục rớt giá thê thảm, từ 120.000 - 130.000 đồng/chục trước đây nay xuống chỉ còn 13.000 đồng/chục (12 trái).
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì bà con trồng lúa ở ĐBSCL nên áp dụng phân bón theo công thức: Vụ đông xuân là 100 N - 40 P2O5 - 30 K2O (kg/ha) và vụ hè thu là 80 N - 40 P2O5 - 30 K2O (kg/ha).
Ngày 25/05/2012, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có Công văn số 55/2012/CV-VASEP gửi Giám đốc các Doanh nghiệp Hội viên VASEP v/v tăng cường kiểm soát chất Ethoxyquin trong sản phẩm tôm Việt Nam.