Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa Lên Đến 13.700 Tỉ Đồng Mỗi Năm
Theo tính toán sơ bộ, nếu giá trung bình 5.000 đồng/kg lúa, thì tổn thất sau thu hoạch của ĐBSCL (chiếm tỷ lệ khoảng 13,7%) lên đến 13.700 tỉ đồng mỗi năm.
TS Phạm Văn Tấn, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, cho biết như vậy vào hôm qua (17/7), trong buổi báo cáo chuyên đề về thực trạng và giải pháp sau thu hoạch, góp phần phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo ĐBSCL tại Techmart công nghệ sau thu hoạch 2014 ở Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM.
Theo tính toán sơ bộ, nếu giá trung bình 5.000 đồng/kg lúa, thì tổn thất sau thu hoạch của ĐBSCL (chiếm tỷ lệ khoảng 13,7%) lên đến 13.700 tỉ đồng mỗi năm.
Những năm qua, quy trình công nghệ sau thu hoạch còn nhiều bất cập; đó là thu hoạch - làm khô sơ bộ - xát lứt lúa độ ẩm cao ở một địa điểm - vận chuyển (và chứa tạm 1 - 7 ngày) - xát trắng - lau bóng ở một địa điểm khác - sấy gạo đến độ ẩm 14% - bảo quản tạm gạo trắng (dưới 3 tháng) chờ tiêu thụ.
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng sau thu hoạch còn dài, với nhiều đối tác tham gia, nhưng việc quản lý chất lượng toàn chuỗi còn lỏng lẻo.
Có thể bạn quan tâm
Mấy năm gần đây, gia đình chị Trần Thị Sản, thôn Lung Luông, xã Hồng Quang (Lâm Bình - Tuyên Quang) đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp, thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/năm.
Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu bò, ngựa hiện nay đã phát triển trên 76.000 con. Mặc dù trong những năm gần đây công tác tiêm phòng có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng đạt khá cao, tuy nhiên dịch lở mồm long móng liên tiếp xảy ở một số địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân?
Nhiều năm qua, thành quả của các chương trình, dự án cải tạo đàn bò chính là việc lai tạo với giống bò Zebu nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Những năm đầu tách tỉnh, đàn bò trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là bò vàng Việt Nam, trọng lượng nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp và sức sản xuất kém.
5 tháng đầu năm 2015, chăn nuôi trong tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, không xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trong các tháng đầu năm, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như kiểm dịch, giám sát chặt chẽ việc giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng...
Mô hình nuôi ong lấy mật (do Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn) dù chỉ mới áp dụng thí điểm ở một vài hộ dân, nhưng bước đầu đã mang lại thu nhập khá ổn định. Một trong những hộ thực hiện thành công mô hình này là ông Văn Công Thống (thị trấn Phước Long).