Chú Trọng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Phát Triển Tài Sản Trí Tuệ
Việc khai thác tối ưu, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường được sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà còn từng bước phát triển doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho đơn vị. Vì thế, các cơ quan chức năng đã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.
Theo Sở Khoa học - Công nghệ thì đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 100 tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ về SHTT. Trong đó, năm 2013, số lượng đơn đăng ký bảo hộ về SHTT vào khoảng 35 đơn và số văn bằng được cấp là trên 20 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm đúng mức từ các cấp quản lý, mà các đối tượng áp dụng hoạt động về SHTT tại các địa phương đã có những chuyển biến nhất định. Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ của đơn vị mình. Một số doanh nghiệp cũng đã dần khẳng định được vị thế của sản phẩm với người tiêu dùng nhờ việc sớm bảo hộ nhãn hiệu...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, nhận thức về SHTT của các doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại cần sớm khắc phục.
Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động doanh nghiệp tham gia xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ. Theo đó, ngoài việc mở các lớp tập huấn, các đơn vị cũng đã triển khai các dự án tuyên truyền về lợi ích của SHTT để các doanh nghiệp biết được cách thức đăng ký và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Theo ông Nguyễn Viết Hường, Chủ cơ sở Cơ khí Cẩn (Đắk Mil) thì thông qua các hoạt động phổ biến kiến thức, tuyên truyền về SHTT, doanh nghiệp đã nắm bắt được rất rõ các trình tự, thủ tục để bảo hộ SHTT cho sản phẩm của mình. Vì vậy, năm 2008, “Hệ thống kết nối cầu sau cho máy cày tay” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng độc quyền sáng chế và sau đó là “giải pháp hữu ích”.
Nhờ đó, cơ sở đã luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ gìn uy tín cho tài sản của đơn vị; đồng thời, giúp người tiêu dùng phân biệt được những mặt hàng nhái nhãn mác, chất lượng không đảm bảo trên thị trường…
Tuy nhiên, mặc dù đã có sự quan tâm nhất định của tỉnh đến hoạt động quản lý Nhà nước về SHTT, nhưng nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng, cũng như chưa hiểu rõ được vai trò của SHTT. Một số đơn vị sau khi được khảo sát còn chưa tìm hiểu và nắm bắt rõ các thủ tục liên quan đến việc xác lập và bảo vệ quyền SHTT.
Ngoài ra, nhận thức của nhiều người lao động, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh về SHTT cũng còn rất mơ hồ. Điều này đã dẫn tới nhiều doanh nghiệp, làng nghề chưa quan tâm đến việc xác lập và phát triển tài sản trí tuệ nên không tận dụng được những lợi thế do việc bảo hộ quyền SHTT đem lại đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Vì vậy, để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hiện tại, Sở Khoa học-Công nghệ đã và đang tập trung triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, giai đoạn 2012-2015. Theo đó, chương trình có mục tiêu là sẽ tập huấn cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ kinh doanh trên địa bàn tỉnh xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp ở trong nước.
Chương trình cũng sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký cho 200 nhãn hiệu, 10 sáng chế, 20 kiểu dáng công nghiệp bảo hộ trong nước; đồng thời, hỗ trợ hồ sơ cho 100% sản phẩm đặc sản của địa phương đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
Ngoài ra, hàng năm, toàn tỉnh sẽ có 20% số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Sở cũng sẽ xây dựng mục thông tin SHTT trên trang thông tin điện tử của đơn vị, để phục vụ cho ít nhất 20% các đơn vị sản xuất, kinh doanh về sản phẩm lợi thế của mình.
Việc đăng ký bảo hộ trong nước cũng sẽ được chương trình quan tâm, với khoảng 120 nhãn hiệu, 2 sáng chế, 10 kiểu dáng công nghiệp, 1 chỉ dẫn địa lý; trong đó, có 4 nhãn hiệu, 2 kiểu dáng công nghiệp đăng ký ở nước ngoài…
Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, đơn vị chức năng đã tổ chức đi điều tra, khảo sát thu thập thông tin nhu cầu hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tại 154 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh; đồng thời, hướng dẫn các đơn vị về những bước triển khai đăng ký bảo hộ cũng như việc gìn giữ, phát triển tài sản trí tuệ sao cho đạt hiệu quả nhất…
Hy vọng rằng, với những nỗ lực trên, SHTT sẽ ngày càng được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng xây dựng và phát triển, từng bước giúp ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Ông Đặng Văn Chín (Bé Chín), Chi hội phó Chi hội Người cao tuổi ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) luôn trăn trở tìm ra giải pháp để thoát nghèo ngay trên mảnh đất quê hương.
Anh cho biết: Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, được sự động viên và hướng dẫn kỹ thuật nuôi sò huyết của người thân, vụ nuôi năm 2011
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Khánh Hòa đã tận dụng diện tích đất vườn để xây dựng chuồng trại, phát triển chăn nuôi heo rừng. Tuy nhiên, khác với cách nuôi heo thịt của những hộ đi trước đã làm, gia đình chị Lê Thị Nhịn ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa)
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản năm 2013, Chi cục Nuôi trồng thủy sản triển khai dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 12ha tại cơ sở nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Đăng Nhân, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Trước thực trạng chăn nuôi của nhiều địa phương đang gặp khó khăn, tổng đàn gia súc, gia cầm có chiều hướng giảm. Nhưng với mô hình liên kết trong chăn nuôi giữa các hộ dân với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã và đang mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi.