Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phép Màu Từ Đồng Vốn

Phép Màu Từ Đồng Vốn
Ngày đăng: 04/04/2012

Từ đồng vốn vay ưu đãi, nhiều gia đình nông dân nghèo ở Nghệ An đã có việc làm, có điều kiện cho con đi học, làm được nhà, xây được công trình nước sạch...

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi giúp nhiều hộ nông dân (ND) nghèo có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (SXKD), nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Đồng vốn phát huy hiệu quả

Ông Lê Xuân Tỵ - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An cho biết: Trong 2 năm 2010, 2011, ngân hàng đã cho hơn 59.851 lượt hộ nghèo vay vốn để SXKD; tạo việc làm cho trên 4.000 lao động; trên 120.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng 31.485 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho 17.457 hộ vay làm nhà ở; 2.431 lượt lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động; 116 thương nhân các xã vùng khó khăn được vay vốn để SXKD...

Nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã biết tính toán làm ăn trong cơ chế thị trường góp phần tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nhà, góp phần tích cực và giảm được hơn 5.000 hộ nghèo trong năm 2010 và giảm 7.000 hộ nghèo trong năm 2011.

"Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả, thời gian tới ngân hàng sẽ tiếp tục tổ chức cho vay và giải ngân tốt tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo tiêu chí mới, đúng đối tượng được vay; triển khai tốt hoạt động của các tổ giao dịch lưu động ở các xã, huyện, thị, bảo đảm cho vay, thu nợ, giải ngân tới tận xã, phường, tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng nhất đưa vốn tín dụng ưu đãi tới người nghèo, đồng thời nâng mức cho vay để bà con có đủ vốn phát triển sản xuất" - ông Tỵ chia sẻ.

Nhiều nhà đổi đời

Từ đồng vốn ưu đãi, nhiều hộ đã có điều kiện trang bị máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, thu hút lao động. Nhiều khách hàng sau khi đã trả hết nợ tiếp tục được ngân hàng cho vay để mở rộng sản xuất, thu hút lao động.

Trung bình mỗi năm thu nhập của gia đình anh Hoài đạt hơn 500 triệu đồng. Trang trại của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động ở địa phương với thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.

Gia đình anh Nguyễn Đình Hoài, ở xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành được ngân hàng cho vay 50 triệu đồng, cùng với vốn gia đình có, anh Hoài đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn, cá. Anh Hoài cho biết, trung bình mỗi năm thu nhập của gia đình anh đạt hơn 500 triệu đồng. Trang trại của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động, ở địa phương với thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.

Cơ sơ chế biến thuỷ sản của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Hùng, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu cũng được ngân hàng cho vay vốn. Nhờ đó, cơ sở đã thu hút trên 150 lao động làm việc thường xuyên với thu nhập từ 3-6 triệu đồng/người/tháng.

Chị Lang Thị Nga (56 tuổi), bản Cỏ Moong, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong có chồng mất sớm, gia đình thuộc diện hộ nghèo, kinh tế hết sức eo hẹp. Nhờ được vay vốn Chương trình học sinh, sinh viên mà cả 3 con của chị đều được đi học đại học. Chị Nga tâm sự: "Nếu không có chính sách vay vốn học sinh, sinh viên thì 3 con tôi khó thực hiện ước mơ vào đại học...".


Có thể bạn quan tâm

Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam Sau Bò, Đến Lượt Trâu Úc Vào Việt Nam

Tuần tới, chuyến tàu chở 600 con trâu từ Úc dự kiến sẽ khởi hành từ Darwin về Việt Nam, là chuyến tàu thí điểm đầu tiên của vùng Northern Territory (lãnh thổ Bắc Úc) xuất khẩu trâu sống sang Việt Nam. Theo tin của ABC, các doanh nghiệp Việt Nam dự định mua của Úc đến 5.000 con trâu mỗi tháng, hay 60.000 con mỗi năm - một con số khá lớn so với mức xuất khẩu chỉ tổng cộng 800 con vào năm 2013 cho các nước Brunei, Indonesia và Philippines từ vùng này. Bản tin không cho biết doanh nghiệp Việt Nam nào sẽ nhập khẩu trâu đợt này. Đây chủ yếu là loài trâu sống hoang dã nên một quan chức vùng Northern Territory đã cho rằng, đây không những là cơ hội kinh doanh cho dân dịa phương mà còn giúp Northern Territory giảm số lượng trâu sống trong hoang dã. Ông này cho biết săn bắt 60.000 con trâu mỗi năm là chuyện khó nên họ còn xuất loại trâu được chăn nuôi tại vùng này. Trước đây vùng Northern Territory và Việt Nam đã thỏa thuận những tiêu chí về sức khỏe để tiến hành xuất khẩu trâu. Trước đây trâu ít được xuất khẩu b

13/02/2014
Không Cấy Khi Nhiệt Độ Dưới 15 Độ C Không Cấy Khi Nhiệt Độ Dưới 15 Độ C

Khi thời tiết ấm lên cần tranh thủ gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, xong trước ngày 25-2; có kế hoạch gieo mạ bổ sung đề phòng rét đậm, rét hại làm chết mạ và lúa.

13/02/2014
Trồng 400 Ha Sắn Dây Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng 400 Ha Sắn Dây Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Những năm gần đây, cây sắn dây đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá). Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400 ha sắn dây, trong đó, tập trung ở một số xã như Ngọc Liên (hơn 80 ha), Ngọc Sơn (hơn 160 ha).

13/02/2014
Kinh Doanh Rau Sạch Nước Lên Thuyền Lên Kinh Doanh Rau Sạch Nước Lên Thuyền Lên

Chị An chia sẻ, dù biết công chăm sóc cộng tiền giống cũng gần bằng mua ở ngoài chợ, có khi đắt hơn, nhưng tự trồng để ăn thì có cảm giác an toàn hơn.

13/02/2014
Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm So Với Năm Ngoái Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm So Với Năm Ngoái

Trong tháng 1-2014, gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán chủ yếu cho Philippines, nhờ vào hợp đồng chính phủ ký hồi cuối năm 2013, trong lúc nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, châu Phi và một số thị trường khác ở Đông Nam Á suy giảm.

13/02/2014