Phép Màu Từ Đồng Vốn
Từ đồng vốn vay ưu đãi, nhiều gia đình nông dân nghèo ở Nghệ An đã có việc làm, có điều kiện cho con đi học, làm được nhà, xây được công trình nước sạch...
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi giúp nhiều hộ nông dân (ND) nghèo có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (SXKD), nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
Đồng vốn phát huy hiệu quả
Ông Lê Xuân Tỵ - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An cho biết: Trong 2 năm 2010, 2011, ngân hàng đã cho hơn 59.851 lượt hộ nghèo vay vốn để SXKD; tạo việc làm cho trên 4.000 lao động; trên 120.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng 31.485 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho 17.457 hộ vay làm nhà ở; 2.431 lượt lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động; 116 thương nhân các xã vùng khó khăn được vay vốn để SXKD...
Nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã biết tính toán làm ăn trong cơ chế thị trường góp phần tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nhà, góp phần tích cực và giảm được hơn 5.000 hộ nghèo trong năm 2010 và giảm 7.000 hộ nghèo trong năm 2011.
"Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả, thời gian tới ngân hàng sẽ tiếp tục tổ chức cho vay và giải ngân tốt tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo tiêu chí mới, đúng đối tượng được vay; triển khai tốt hoạt động của các tổ giao dịch lưu động ở các xã, huyện, thị, bảo đảm cho vay, thu nợ, giải ngân tới tận xã, phường, tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng nhất đưa vốn tín dụng ưu đãi tới người nghèo, đồng thời nâng mức cho vay để bà con có đủ vốn phát triển sản xuất" - ông Tỵ chia sẻ.
Nhiều nhà đổi đời
Từ đồng vốn ưu đãi, nhiều hộ đã có điều kiện trang bị máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, thu hút lao động. Nhiều khách hàng sau khi đã trả hết nợ tiếp tục được ngân hàng cho vay để mở rộng sản xuất, thu hút lao động.
Trung bình mỗi năm thu nhập của gia đình anh Hoài đạt hơn 500 triệu đồng. Trang trại của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động ở địa phương với thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.
Gia đình anh Nguyễn Đình Hoài, ở xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành được ngân hàng cho vay 50 triệu đồng, cùng với vốn gia đình có, anh Hoài đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn, cá. Anh Hoài cho biết, trung bình mỗi năm thu nhập của gia đình anh đạt hơn 500 triệu đồng. Trang trại của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động, ở địa phương với thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.
Cơ sơ chế biến thuỷ sản của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Hùng, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu cũng được ngân hàng cho vay vốn. Nhờ đó, cơ sở đã thu hút trên 150 lao động làm việc thường xuyên với thu nhập từ 3-6 triệu đồng/người/tháng.
Chị Lang Thị Nga (56 tuổi), bản Cỏ Moong, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong có chồng mất sớm, gia đình thuộc diện hộ nghèo, kinh tế hết sức eo hẹp. Nhờ được vay vốn Chương trình học sinh, sinh viên mà cả 3 con của chị đều được đi học đại học. Chị Nga tâm sự: "Nếu không có chính sách vay vốn học sinh, sinh viên thì 3 con tôi khó thực hiện ước mơ vào đại học...".
Related news
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi vừa tổng kết mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm đầu tiên của tỉnh tại xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi).
Việc nhóm nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tìm ra phương cách phòng trừ dịch hại trên cây hoa lily, chủ yếu là bệnh thối ngọn là tin vui cho người trồng lily tại Quảng Nam.
Với thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại, cho năng suất vượt trội, thích ứng rộng trong cả hai vụ sản xuất… giống lúa thơm SV181 có rất nhiều triển vọng trên đồng đất xứ Quảng.
Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Đại Lộc đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả, không chủ động nguồn nước tưới sang canh tác rau màu nhằm nâng cao năng suất, sản lượng trên cùng đơn vị diện tích.
Theo tin từ Sở Công Thương, ngày 26.8 Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, đồng ý về nguyên tắc với các kiến nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 10420/BTC-CST ngày 29.7.2015, trong đó có việc tạm dừng thực hiện áp dụng mức thuế 5% đối với xuất khẩu mì.