Chính Sách Hỗ Trợ Người Trồng Mía Niên Vụ 2014 – 2015

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người trồng mía, giúp bà con có điều kiện đầu tư tái sản xuất trong vụ tới, 14/11/2013, Công ty mía đường Trà Vinh tổ chức triển khai chính sách đầu tư, hỗ trợ cho nông dân trồng mía niên vụ 2014 - 2015 ở huyện Tiểu Cần. Chính sách này cũng được áp dụng cho các vùng nguyên liệu mía trên địa bàn toàn tỉnh Trà Vinh.
Niên vụ mía năm nay (2013 – 2014), nông dân huyện Tiểu Cần trồng hơn 800 ha, tập trung nhiều ở các xã Tân Hòa, Long Thới, Tân Hùng và Hùng Hòa. Ở thời điểm này bà con đang bước vào đợt thu hoạch. Năng suất bình quân khoảng 120 tấn/ha. Tuy nhiên, giá mía năm nay thấp hơn nhiều so với mọi năm. Hiện tại, mía đạt 10 trữ đường được Công ty mía đường Trà Vinh (tại Trà Cú) mua tại nhà máy với giá là 960 đồng/kg. Đối với Công ty mía đường Cần Thơ thì ngay từ đầu vụ cũng có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân Tiểu Cần với giá 830 đồng/kg. Nếu giá mía thị trường cao hơn giá bao tiêu (830 đồng/kg) thì Công ty sẽ mua theo giá thị trường; nếu giá thấp hơn thì công ty sẽ mua bằng giá bao tiêu trong hợp đồng. Theo tính toán của người trồng mía – nếu năng suất trung bình khoảng 120 tấn/ha, giá bán 960 đồng/kg (tại nhà máy) thì sau khi trừ chi phí bà con chỉ mới hòa vốn đầu tư. Còn năng suất đạt 150 tấn/ha thì mỗi bà con chỉ còn lãi khoảng 20 – 25 triệu đồng/ha.
Để tháo gỡ phần nào khó khăn cho bà con trồng mía có điều kiện tái sản xuất; Công ty mía đường Trà Vinh đã có buổi gặp gỡ với người trồng mía trên địa bàn huyện Tiểu Cần, nhằm thông tin một số nội dung của chính sách đầu tư ưu đãi về trồng, chăm sóc và thu hoạch mía nguyên liệu của Công ty mía đường Trà Vinh đối với hộ trồng mía niên vụ 2014 – 2015. Theo đó, tất cả các hộ trồng mía trên địa bàn huyện Tiểu Cần có ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu mía cho công ty sẽ được công ty đầu tư bằng hiện vật (sản phẩm) ngay từ đầu vụ bao gồm: 8.000 – 10.000kg mía giống; 1.000kg phân Hudavil 2.4.2; 300kg phân U rê; 800kg phân NPK; 500kg phân Dasica; 25-35kg thuốc bảo vệ thực vật (basudin) và 12 triệu đồng/ha mía. Hình thức đầu tư tín chấp đối với những hộ có hợp đồng có giá trị dưới 20 triệu đồng và thế chấp đối với những hộ hợp đồng có giá trị trên 20 triệu đồng. Lãi suất các khoản đầu tư sẽ được áp dụng theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp – PTNT theo từng thời điểm. Và nguồn vốn đầu tư này Công ty mía đường Trà Vinh sẽ thu hồi một lần sau khi bà con thu hoạch mía. Đối với giá thu mua mía nguyên liệu – Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua theo giá thị trường và cam kết sẽ không thấp hơn giá thu mua của các công ty trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng với các chính sách ưu đãi trên, Công ty mía đường Trà Vinh còn cam kết hỗ trợ 10.000 đồng/tấn cho các hộ trồng – thu hoạch mía, vận chuyển bằng đường bộ. Đối với các hộ lần đầu mới chuyển đất từ trồng cây hàng năm, đất trồng cây tạp sang trồng mía và vận chuyển bằng đường bộ sẽ được hỗ trợ không hoàn lại 1.200.000 đồng/ha; vận chuyển bằng đường thủy là 800.000 đồng/ha. Các hộ trồng mía ngắn ngày do công ty đầu tư thu hoạch trước ngày 15/11/2014 sẽ được công ty mua cao hơn các giống mía khác cùng thời điểm thu hoạch là 10.000đ/tấn; đồng thời thưởng thêm cho nông dân 10.000 đồng/tấn mía sạch.
Hy vọng, với chính sách đầu tư này sẽ góp phần giúp cho người trồng mía có điều kiện tiếp tục tái sản xuất, giữ vững vùng qui hoạch nguyên liệu mía ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Gần 1 tháng nay, những người nuôi tôm tại Bến Tre đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tôm thương phẩm rớt giá, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, diện tích thiệt hại ngày càng tăng.

Trình độ khoa học công nghệ thủy sản chưa thật sự làm chủ công nghệ. Thách thức càng tăng cao khi yêu cầu kháng bệnh, khả năng tăng trưởng và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày một mạnh mẽ.

Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia, năm 2014 xuất khẩu thủy sản đạt 7,92 tỉ USD, riêng giá trị xuất khẩu tôm chạm ngưỡng 4 tỉ USD. Bên cạnh những dấu ấn tự hào này, thì ngành nuôi tôm còn gặp nhiều khó khăn, trong đó rào cản về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của các nước nhập khẩu không giảm mà còn có nguy cơ tăng mạnh trong thời gian tới.

Theo Chi cục Thú y thuộc Sở NN&PTNT, thời tiết nắng nóng kéo dài cộng với nguồn tôm giống trước khi thả nuôi không được kiểm dịch chặt chẽ đã làm cho nhiều diện tích tôm nuôi trong tỉnh Bình Định bị dịch bệnh. Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 16,04 ha tôm nuôi bị dịch bệnh, trong đó bệnh do vi-rút đốm trắng 1,51 ha, bệnh do môi trường 14,53 ha.

Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Trung ương năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa” tại hồ Đồng Và, xã Yên Than, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.