Phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám nêu rõ các địa phương cần chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm cho từng địa phương và từng khu vực.
Cụ thể như nuôi tôm trên cát là mô hình sáng tạo của phát triển thủy sản tại Bắc miền Trung.
Thứ trưởng đặt hàng cho Tổng cục Thủy sản và tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu, tổng kết mô hình nuôi tôm trên cát để nhân rộng...
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, toàn vùng có hơn 24 ngàn tàu thuyền, chiếm 20% tổng tàu thuyền toàn quốc, trong đó có đến 80,99% tàu gần bờ.
Từ năm 2011 - 2014, sản lượng khai thác thủy sản đạt 475 ngàn tấn, trong đó cá chiếm 75%.
Trung bình mỗi tàu đạt năng suất 19,71 tấn/năm.
Với năng suất này khó có thể để tàu cá hoạt động có lãi.
Tương tự, nuôi trồng thủy sản toàn vùng đạt gần 65 ngàn ha, chiếm 5% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, nuôi cá truyền thống được 43.500 ha, nuôi tôm nước lợ gần 15.500 ha với các loại như tôm sú, tôm thẻ chân trắng...
Về lĩnh vực chế biến thủy sản, công tác dự báo thị trường hạn chế, cạnh tranh thiêu lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Thiếu quy hoạch giữa sản xuất nguyên liệu và NM chế biến.
Chưa xây dựng tốt giữa quan hệ liên kết giữa SX nguyên liệu và chế biến sản phẩm thủy sản.
Hội nghị đã thống nhất một số giải pháp phát triển bền vững thủy sản vùng bắc miền Trung. Về quy hoạch cần rà soát lại quy hoạch thủy sản của vùng, loại những bất cập, bổ sung quy hoạch hợp tình hình thực tế, hài hòa lợi ích địa phương và các ngành kinh tế trong vùng.
Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, đảm bảo thực sự là những công cụ hiệu quả trong quản lý của quá trình phát triển thủy sản.
Đây cũng là công cụ tin cậy để đưa ra các quyết định điều chỉnh cơ cấu, tái cơ cấu ngành thủy sản của từng địa phương, từng vùng.
Một số giải pháp khác như tổ chức lại bộ máy quản lý, SX kinh doanh thủy sản.
Những giải pháp về thị trường, về cơ chế tài chính, tín dụng, đạo tạo nguồn lực và sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản cũng được các đại biểu chia sẻ.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, cơ sở hạ tầng nghề cá trong khu vực chưa được đồng bộ, nhưng các tỉnh đã cố gắng và có thế mạnh lớn để phát triển thủy sản bền vững.
Tuy nhiên, còn nhiều hồ chứa, đầm phá chưa được tận dụng khai thác tốt. Cần chú ý phát huy có hiệu quả những mặt nước, mặt đất phục vụ thủy sản. Làm tốt hơn nữa những mô hình phát triển thủy sản để góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho khu vực.
Related news

Vụ thu đông năm nay, toàn huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng 265 ha dưa hấu, tăng 160 ha so với cùng kỳ năm ngoái với các giống có năng suất, chất lượng cao như: Trang Nông 1786, Trang Nông 575, Tai Sơn 46, Tai Sơn 54. Ba xã dẫn đầu toàn huyện về diện tích dưa hấu là Ngọc Lý, An Dương, Cao Xá.

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho - trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận). Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho - trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Vào một ngày đầu đông, chúng tôi có dịp tìm tới trang trại gà siêu trứng của ông Đôn Đức Hùng tại Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ một người tàn tật, giờ đây ông Hùng không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ nhiều người, giúp họ có công ăn việc làm ổn định.

Ngày 27/5, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, nhằm khai thác tối đa lợi thế đất đai, khí hậu của vùng đất phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh bao gồm 03 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông, tỉnh khẩn trương xây dựng Đề án Hỗ trợ phát triển cà phê chè tại các huyện này.

Đó là trường hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Chính, ngụ tại ấp Phủ - xã Tân Phong (Thạnh Phú - Bến Tre). Mỗi con dễ nhũi giá 250 - 300 đồng, anh thu hoạch đều đều 400 - 500 con/ngày.