Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Thương Hiệu Các Sản Phẩm Đặc Trưng Thế Mạnh Tỉnh Lâm Đồng

Phát Triển Thương Hiệu Các Sản Phẩm Đặc Trưng Thế Mạnh Tỉnh Lâm Đồng
Ngày đăng: 02/12/2014

Ngày 28/11, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành Quyết định (số 2556/QĐ-UBND ngày 25/112014) về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Liêm ký.

Theo Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 vừa được phê duyệt nói trên, mục tiêu chung được đặt ra là: Nâng cao nhận thức cho người dân, các tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng thế mạnh về việc xây dựng, quản lý, phát triển thương hiệu và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ giá trị của sản phẩm; xác lập quyền (đăng ký) các nhãn hiệu sở hữu cộng đồng cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh; mở rộng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu; phát triển các nhãn hiệu chứng nhận đã được bảo hộ; phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh trên thị trường, nâng cao đời sống của người dân vùng sản xuất kinh doanh góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Hiện Lâm Đồng có 16 nhãn hiệu đã được công nhận, gồm: Rau Đà Lạt, hoa Đà Lạt, trà Blao, dứa Cayene Đơn Dương, cà phê Di Linh, cà phê arabica Langbian, lúa gạo Cát Tiên, diệp hạ châu Cát Tiên, cồng chiêng Langbian, rượu cần Langbian, chuối Laba, mây tre đan Madaguoil, cá nước lạnh Đà Lạt, rượu Cát Quế Bảo Lâm, bánh tráng Lạc Lâm và nấm Đơn Dương. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, Lâm Đồng tiếp tục đăng ký xác lập 17 quyền nhãn hiệu nữa là: Sầu riêng Đạ Huoai, lụa tơ tằm Bảo Lộc, mác mác Đơn Dương, cà phê chè Cầu Đất, nấm Đà Lạt, dâu tây Đà Lạt, bơ Di Linh, chè Cầu Đất, cá lăng nha Cát Tiên, hồng ăn trái Đà Lạt, tơ tằm Lâm Hà, thổ cẩm Lộc Tân, thổ cẩm Bnơ C, rượu Đạ Tẻh, nấm Bảo Lộc, bơ Bảo Lộc và măng cụt Bảo Lộc.

Cũng theo kế hoạch trên, riêng đối với lĩnh vực xúc tiến thương mại và quảng bá nhãn hiệu, Lâm Đồng xác định nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường, ngành hàng và hỗ trợ phát triển hoạt động tiếp thị, phát triển thị trường cho sản phẩm mang nhãn hiệu của các sản phẩm đặc trưng thế mạnh. Gắn kết việc quảng bá thương hiệu và phát huy các giá trị của sản phẩm mang nhãn hiệu trong các lễ hội truyền thống của địa phương.

Tổ chức xây dựng và kết nối chuỗi phân phối cho các sản phẩm mang nhãn hiệu. Đa dạng hóa các hình thức quảng bá các nhãn hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng việc sử dụng các trang thông tin điện tử nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu cho các tổ chức sử dụng, quản lý, khai thác nhãn hiệu. Tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm; tổ chức các buổi công bố thương hiệu; xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm mang nhãn hiệu tại địa phương trong nước.

Cùng đó, nhiệm vụ về áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật, quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng đã được đặt ra: Hỗ trợ áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến (VietGAP, Global GAP, HACCP, ISO 9001...) để nâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đặc trưng thế mạnh. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm phục hồi, phục tráng, chọn lọc các giống cây trồng đặc trưng; cải tiến kỹ thuật canh tác, phòng chống sâu bệnh và thu hái, bảo quản sau thu hoạch. Đổi mới công nghệ chế biến; hỗ trợ xây dựng mô hình và tập huấn chuyển giao kỹ thuật.

Một vài nội dung về tổ chức thực hiện kế hoạch này, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã giao trách nhiệm cho các đầu mối quan trọng của tỉnh như: Sở KH-CN có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện và thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo UBND tỉnh; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo liên quan đến thương hiệu...

Sở NN-PTNT có trách nhiệm tổ chức thực hiện và bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm của ngành để thực hiện các chương trình, quy hoạch của ngành nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thế mạnh; xây dựng và định hướng các chính sách phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thế mạnh của tỉnh...

Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch Lâm Đồng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện các hoạt động quảng bá thương hiệu, công bố thương hiệu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ mạng lưới tiêu thụ cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh từ nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm của ngành...

Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201411/phat-trien-thuong-hieu-cac-san-pham-dac-trung-the-manh-tinh-lam-dong-2378830/


Có thể bạn quan tâm

Tiềm Năng Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Thị Trường Đức Tiềm Năng Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Thị Trường Đức

CHLB Đức hiện đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong số các nước EU, vì vậy có thể nói Đức thực sự là thị trường tiềm năng rất đáng quan tâm để mở rộng xuất khẩu.

08/05/2014
Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Con Bò Sữa Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Con Bò Sữa

Sau nhiều năm nuôi heo, nuôi bò sinh sản hiệu quả kinh tế thấp, năm 2004, vợ chồng anh Nguyễn Văn Vừa (ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, Bình Dương) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi bò sữa và gặt hái được kết quả ngoài mong đợi.

08/05/2014
Giá Gạo Japonica Cao Gấp 3 Lần So Với Gạo Thông Thường Giá Gạo Japonica Cao Gấp 3 Lần So Với Gạo Thông Thường

Sáng 5/5, tại Hợp tác xã Nông nghiệp Sịa 1 (huyện Quảng Điền), Trường đại học Nông lâm Huế tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình khảo nghiệm giống lúa lai Japonica (tên gọi khác là “Huế số 1”) có nguồn gốc từ Nhật Bản (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên).

08/05/2014
Tận Dụng Cơ Hội Tận Dụng Cơ Hội

Ông Nguyễn Vĩnh Thành, Giám đốc ngành hàng ca cao thuộc Tập đoàn Cargill Việt Nam cho biết, dù năng suất ca cao Việt Nam vào loại khá trên thế giới nhưng người trồng ca cao Việt Nam chỉ so sánh giá hạt ca cao với các loại cây trồng khác để đánh giá hiệu quả kinh tế.

08/05/2014
Liên Kết “4 Nhà” Để Gỡ “Nút Thắt” Giống Lúa Liên Kết “4 Nhà” Để Gỡ “Nút Thắt” Giống Lúa

Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng cho gạo xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Kế hoạch sản xuất giống lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 2014-2015 với mục tiêu chính là xác định cơ cấu giống lúa phù hợp cho toàn vùng ĐBSCL và từng địa phương.

08/05/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.