Tăng cường chuyển đổi cây trồng

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các tổng cục, cục, vụ, viện thuộc Bộ, lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực.
Vụ HT, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên gieo sạ 216.308 ha lúa (giảm 7.892 ha so với năm trước), năng suất bình quân 58,1 tạ/ha (tăng 1,2 tạ/ha), sản lượng đạt 1,25 triệu tấn;
Vụ mùa gieo sạ được 224.571 ha (giảm 9.483 ha so với năm trước), năng suất bình quân đạt 46,8 tạ/ha (giảm 0,3 tạ/ha), sản lượng đạt 1,05 triệu tấn.
Trong 2 vụ trên, các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng cạn 22.633 ha (ngô, lạc, rau, đậu, sắn, dưa hấu, cỏ…), cao gấp 2 lần năm 2014 và đạt 85,3% kế hoạch. Nguyên nhân chuyển đổi SX lúa sang cây trồng cạn là do hạn hán, thiếu nước tưới.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng cạn, góp phần khắc phục được tình trạng thiếu nước, phá thế độc canh cây lúa, gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đối với tỉnh Kon Tum, vụ ĐX 2014- 2015 gieo sạ được 7.586 ha lúa nước (đạt 104% kế hoạch), năng suất đạt 47,13 tạ/ha (đạt 103,3% kế hoạch); vụ mùa gieo sạ được 11.645 ha lúa nước, năng suất ước đạt 39,3 tạ/ha.
Bên cạnh cây lúa, diện tích cây trồng cạn có cây ngô 6.804 ha, cây thực phẩm 2.615 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 2.109,5 ha và cây có củ, có bột là 38.933 ha (chủ yếu là sắn).
Vụ ĐX 2015- 2016, khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên có kế hoạch triển khai SX 306.497 ha lúa, giảm 3.072 ha so với vụ ĐX trước; 513.389 ha cây trồng cạn, tăng gần 7.000 ha so với vụ ĐX trước.
Hội nghị dự báo do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và El-Nino, mùa khô năm 2015- 2016, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên có khả năng khô hạn, xảy ra thiếu nước sớm hơn so với trung bình nhiều năm.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đề nghị các địa phương tính toán cụ thể kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng lúa nước sang cây trồng cạn vụ ĐX 2015- 2016 và vụ HT 2016; chọn SX giống lúa ngắn ngày và có chất lượng; ngay từ bây giờ phải tiết kiệm nước cho SX.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị các cục, vụ, viện, trung tâm…
Thuộc Bộ cùng với các địa phương có kế hoạch chuyển đổi cụ thể, tiết kiệm nguồn nước và giống cho SX...
Có thể bạn quan tâm

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 423ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh, trong đó đang thả nuôi là 278,5ha, giảm 9,7% (30ha) so năm 2012. Giá cá tra nguyên liệu hiện từ 21.000 - 23.500 đ/kg nhưng giá thành sản xuất lên khoảng 23.000 - 24.000 đ/kg nên người nuôi tiếp tục theo lỗ.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.

Có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước một cơ ngơi chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, tiềm lực lớn.

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.