Phát Triển Sản Xuất Từ Nguồn Vốn Vay Ban Đầu

Cũng như nhiều gia đình khác, trước đây gia đình anh Dương Tiến Vinh, ởthôn Xuân Hòa, xã Tân Quang (Bắc Quang) thuộc diện gia đình khó khăn, kinh tế dựa trên mặt hàng kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Sau khi được sự hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT Chi nhánh huyện Bắc Quang để tăng gia sản xuất, kinh tế của gia đình anh Vinh chuyển biến rõ rệt.
Thời gian trôi qua thật nhanh, anh Dương Tiến Vinh ngồi nhớ lại những tháng ngày 2 vợ chồng mới lấy nhau. Cuộc sống gia đình của đôi vợ chồng trẻ còn gặp nhiều vất vả, bao nhiêu chi phí lo toan cho cuộc sống hàng ngày dựa vào số tiền vợ chồng anh kiếm được bán quầy hàng tạp hóa.
Với đức tính chịu khó học hỏi và chí hướng vượt khó vươn lên làm giàu đồng thời biết được các chính sách của Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT Bắc Quang đã hỗ trợ vay vốn để anh Vinh tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình.
Từ nguồn vốn hỗ trợ cho vay 40 triệu đồng lãi suất 12% /năm, trong đó theo chính sách ưu đãi của Ngân hàng NN&PTNT hỗ trợ50% lãi suất, gia đình chỉ trả 50% lãi suất còn lại, vợ chồng anh Vinh mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi trâu theo xu hướng hàng hóa.
Chị Phạm Thị Thu (vợ anh Dương Tiến Vinh) chăm sóc những con trâu mới mua về.
Anh Vinh chia sẻ: Sau khi biết được nguyện vọng vay vốn sản xuất của người dân, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bắc Quang đã cho nhân viên đến từng gia đình để tư vấn và hướng dẫn cho người dân làm các thủ tục để vay vốn. Nhờ vậy, các thủ tục vay vốn tại ngân hàng được tiến hành nhanh chóng và qua nguồn vốn vay đó, anh Vinh có thêm vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi.
Trang trại chăn nuôi của gia đình anh ngày càng được mở rộng, mỗi năm gia đình anh luân chuyển hàng trăm con trâu bán cho các thương lái khác theo dạng trâu thịt hoặc bán cho các chủ trâu theo dạng trâu chọi. Trung bình mỗi tháng anh luân chuyển 2 đến 3 đợt trâu, mỗi đợt anh xuất gần chục con. Tính ra trừ toàn bộ chi phí anh thu về 15 đến 20 triệu đồng/tháng.
Trong 3 năm nay trở lại đây, gia đình anh đều vay vốn theo quy định của ngân hàng mỗi năm 2 kỳ hạn, mỗi kỳ vay gần 50 triệu đồng sau khi hết 6 tháng thì đáo hạn 1 lần. Như vậy trung bình mỗi năm gia đình anh Vinh vay gần 100 triệu đồng của Ngân hàng NN&PTNT để chăn nuôi.
Giờ đây, gia đình anh Dương Tiến Vinh là một trong những hộ có kinh tế ổn định nhất trong thôn. Ngoài ra để mở rộng phát triển sản xuất, nhờ vốn tích góp được, gần đây anh Vinh đã mua được chiếc xe tải để phục vụ cho công việc chuyên chở trâu thu mua từ các huyện, các tỉnh lân cận.
Được biết không chỉ gia đình anh Vinh mà còn có hơn 2/3 số hộ trong thôn Xuân Hòa (Tân Quang) nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Bắc Quang để phát triển kinh tế hộ gia đình. từ đó đã có rất nhiều gia đình mạnh dạn đầu tăng gia sản xuất vươn lên ổn định cuộc sống, điển hình như hộ anh Nguyễn Thanh Thẩm vay vốn phát triển HTX chè, chế biến lâm sản; hộ anh Nguyễn Đình Đông, một hộ có kinh tế khá lên nhờ chăn nuôi trâu theo hướng hàng hóa...
Theo nghị quyết 47/ NQ-CP hiện tại lãi suất cho người dân vay vốn để chăn nuôi theo kỳ hạn 6 đến 12 tháng giảm xuống còn 8%/năm và hỗ trợ người dân 50% lãi suất. Với chính sách và mức hỗ trợ của Nhà nước cho vay vốn phù hợp, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất để phát triển kinh tế nâng cao đời sống.
Có thể bạn quan tâm

Theo bà Đoàn Thị Chải - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, toàn tỉnh có hơn 20 ha nhãn của hơn 170 hộ tại 2 xã Hồng Nam (TP.Hưng Yên) và Hàm Tử (Khoái Châu), mỗi xã có 10 ha được cấp mã vùng để xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Phát hành Bản tin Xây dựng Nông thôn mới (NTM) huyện Bắc Quang là cách làm sáng tạo của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM huyện Bắc Quang. Việc làm này nhằm tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, phát huy được vai trò, sức mạnh của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia.

Hiện nay, do đang bước vào đầu mùa mưa nên tình hình dịch hại cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên cây mía, trong đó đáng lo ngại nhất là đối tượng sâu đục thân. Chính vì vậy, để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng chống các đối tượng sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Ở Quảng Trị sau ngày giải phóng, sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và thiên tai hoành hành thường xuyên đã biến những thôn làng trù mật trước đây thành “những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ” (Chế Lan Viên).

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vụ hè thu năm nay, tình hình khô hạn, thiếu nước ở một số khu vực trong tỉnh vẫn tiếp diễn nên các địa phương cần triển khai sản xuất đúng theo cơ cấu giống và lịch thời vụ để đảm bảo kế hoạch.