Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Mô Hình Lúa - Cá

Hiệu Quả Từ Chuyển Đổi Mô Hình Lúa - Cá
Ngày đăng: 30/06/2012

Để tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, Xã Yên Thắng (Yên Mô - Ninh Bình) đã có chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp làm trang trại vừa và nhỏ.

Từ năm 2003, xã Yên Thắng đã có chủ trương chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang cấy lúa kết hợp nuôi thuỷ sản. Mô hình đầu tiên được xây dựng với quy mô 11 ha tại khu ao cá cũ ở HTX Vân Trà. Toàn bộ diện tích của các hộ được hướng dẫn cải tạo theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đối tượng chăn nuôi ngoài cá truyền thống còn thả thêm cá chim trắng và cá chép lai 3 máu. Những diện tích thực hiện chuyển đổi chỉ cấy một vụ lúa xuân, vụ mùa để lúa tái sinh.

Kết quả thu hoạch cuối năm 2003 cho thấy, năng suất lúa bình quân đạt 59 tạ/ha và trong suốt cả vụ không phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào, năng suất cá bình quân đạt 1,4 tấn/ha, nhiều hộ đầu tư thêm thức ăn tinh cho thu hoạch 1,7 - 1,8 tấn cá/ha; giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác từ 16 - 17 triệu đồng/năm đã nâng lên 25 - 26 triệu đồng/năm, trong khi chi phí cho sản xuất lúa giảm đi từ 10 - 15% so với không thả cá. Trên cơ sở kết quả đã đạt được, phong trào chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá đã phát triển rộng ở các thôn, xóm trên địa bàn xã Yên Thắng

Đến hết năm 2011 toàn xã đã chuyển đổi được 53,95 ha. Diện tích chuyển đổi được thực hiện theo 2 loại hình canh tác chủ yếu là: 1 vụ lúa, 1 vụ cá, kết hợp chăn nuôi trên bờ chiếm 74% diện tích chuyển đổi; xen canh 2 vụ lúa và 1 vụ cá chiếm 26,5% diện tích.

Với mô hình luân canh 1 vụ lúa, 1 vụ cá và kết hợp chăn nuôi trên bờ thì các hộ chỉ sản xuất 1 vụ lúa xuân sau đó để lúa tái sinh vụ mùa, năng xuất lúa xuân đạt bình quân trên 60 tạ/ha. Hình thức chuyển đổi này có hiệu quả kinh tế cao nhất, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng tương đối đồng bộ và phát huy được mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố sản xuất. 

Tuy nhiên đầu tư ban đầu khá lớn vì các hộ đều xây dựng kiên cố chuồng chăn nuôi lợn và gia cầm trên bờ; bờ bao được xây dựng chắc chắn đảm bảo trong mùa mưa bão, có kết hợp trồng cỏ trên bờ để bảo vệ bờ và tận thu cỏ để chăn nuôi. Bên cạnh việc sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp và phân hữu cơ cho cá ăn, các hộ còn sử dụng thêm thức ăn tinh và cám công nghiệp, do vậy năng suất cá ở các diện tích này đạt cao.

Mô hình xen canh 2 vụ lúa, 1 vụ cá, tập trung đối với các hộ có diện tích ít và khả năng kinh tế còn hạn hẹp, ít lao động.

Từ kết quả thu được trong những năm qua cho thấy, việc chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là đúng hướng và có hiệu quả, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng từ 1,4 - 1,7 lần so với chuyên cấy lúa, cá biệt có nhiều diện tích cho thu nhập cao hơn trước đây từ 2,1 - 5,4 lần. 

Qua việc chuyển đổi đã tận dụng được mối quan hệ tương hỗ giữa V.A.C.R nhằm giảm chi phí cho sản xuất (do ít hoặc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân đạm so với không thả cá). Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hạn chế hoặc không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa; hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư do các hộ chăn nuôi có quy mô lớn trong thôn, xóm đã chuyển ra chăn nuôi ở khu vực chuyển đổi.

Việc chuyển đổi đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và là cách thức làm giàu hiệu quả hiện nay của nhân dân trong xã.

Có thể bạn quan tâm

Từ Phận Nghèo Thành Ông Chủ Từ Phận Nghèo Thành Ông Chủ

Những năm qua, Hội ND và chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội đã tích cực phối hợp để hộ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập...

26/06/2013
Thoát Nghèo Từ Nghề Nuôi Ong Thoát Nghèo Từ Nghề Nuôi Ong

Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang, nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...

04/06/2013
Trang Trại Tổng Hợp Thu Trên 1 Tỷ Đồng/năm Trang Trại Tổng Hợp Thu Trên 1 Tỷ Đồng/năm

Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, ông Lê Văn Bình (thôn Hương Mỹ, Xuân Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại tổng hợp, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn tập trung. Đến nay, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, mô hình đã góp phần nâng cao thu nhập trên 1 tỷ đồng.

26/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Tôm Sú Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Tôm Sú

Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, Võ Văn Sóng ngụ ở ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã quyết định đưa con sò huyết vào nuôi ngay trên diện tích ao nuôi tôm sú và đã thu được kết quả cao. Anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công mô hình này.

26/06/2013
Cần Tăng Cường Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Cần Tăng Cường Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nam Định tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp ở miền Bắc”.

04/06/2013