Phát Triển Nhiều Mô Hình Sản Xuất Cho Thu Nhập Khá

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (XD NTM) huyện Trảng Bàng, qua hơn 2 năm (từ năm 2011 đến giữa năm 2013) thực hiện Chương trình XD NTM, huyện đã phát triển nhiều mô hình sản xuất góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Cụ thể, ngành Nông nghiệp huyện đã triển khai thực hiện được 15 mô hình liên kết “4 nhà” sản xuất lúa trên địa bàn 3 xã Phước Chỉ, Phước Lưu và Bình Thạnh, với tổng diện tích hơn 1.083 ha; 1 mô hình nuôi cá tra; 1 mô hình trồng đậu phộng; 1 mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và 18 mô hình biogas, với tổng kinh phí thực hiện hơn 2,672 tỷ đồng.
Các ngành chức năng huyện phối hợp tổ chức được 46 lớp dạy nghề, với hơn 1.400 người tham gia, tổng kinh phí hơn 1,106 tỷ đồng. Các nghề đã được đào tạo ở huyện Trảng Bàng, gồm: Điện gia dụng, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gia cầm, nuôi cá, cạo mủ cao su, đan lát, lái xe, nấu ăn, tiếp tân. Qua học nghề, đã có hơn 1.000 người có việc làm ổn định theo nghề đào tạo.
Trên địa bàn huyện hiện có 14 hợp tác xã (HTX), trong đó có 9 HTX dịch vụ thủy lợi. Nhìn chung các HTX hoạt động tương đối ổn định. Tuy nhiên, các HTX dịch vụ thủy lợi đang gặp khó khăn do không sản xuất kinh doanh, mà chỉ phục vụ nước cho người dân và được hưởng rất ít kinh phí trích phần trăm từ thủy lợi phí do Xí nghiệp Thủy lợi cấp.
Hội Nông dân các cấp cũng đã triển khai thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa, bò sinh sản, cao su tiểu điền, hoa lan cắt cành cho 110 hộ trên địa bàn 10 xã của huyện, với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng.
Cũng trong hơn 2 năm thực hiện chương trình, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã hỗ trợ xã An Tịnh thành lập một tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa với 19 thành viên; hỗ trợ xã Gia Lộc thành lập HTX dịch vụ nuôi trồng thủy sản Tâm Long. Bước đầu hai mô hình kinh tế hợp tác này hoạt động ổn định và có triển vọng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay, xã Vinh Sơn (T.X Sông Công) triển khai xây dựng thí điểm 2 vùng sản xuất lúa lai giống LC212 và Syn 6 với tổng diện tích 27ha tại các xóm: Vinh Quang 1, Vinh Quang 2; Tân Sơn và Sơn Tía. Đây là những giống lúa ngắn ngày, cấy được 2 vụ/năm, năng suất cao, khả năng đẻ nhánh tập trung, cứng cây, bông to, và khả năng chống chịu khá với một số loại sâu, bệnh như đạo ôn, bạc lá, rầy nâu...

Trong lúc bạn bè cùng trang lứa rủ nhau rời quê đi làm ăn xa thì cô gái xứ Thanh 26 tuổi Phạm Thị Xuyến quyết tâm ở lại làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương với mô hình trang trại tổng hợp, trong đó chủ lực là cây phật thủ.

Cả xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (TP HCM) có hơn 100 hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận từ 100 triệu đến hơn 3 tỷ đồng/năm.

Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Dù đã bước vào mùa lũ nhưng do lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên còn hạn chế, nguồn cung một số loại cá nuôi giảm so với trước nên giá nhiều loại thủy sản vẫn duy trì ở mức giá khá cao. Thậm chí, một số mặt hàng, như: cá lóc, lươn… tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, gần đây giá các mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm tiếp tục đứng ở mức cao cũng là nguyên nhân giá các loại thủy sản khó "hạ nhiệt".