Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nhiều Mô Hình Sản Xuất Cho Thu Nhập Khá

Phát Triển Nhiều Mô Hình Sản Xuất Cho Thu Nhập Khá
Publish date: Saturday. July 27th, 2013

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (XD NTM) huyện Trảng Bàng, qua hơn 2 năm (từ năm 2011 đến giữa năm 2013) thực hiện Chương trình XD NTM, huyện đã  phát triển nhiều mô hình sản xuất góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cụ thể, ngành Nông nghiệp huyện đã triển khai thực hiện được 15 mô hình liên kết “4 nhà” sản xuất lúa trên địa bàn 3 xã Phước Chỉ, Phước Lưu và Bình Thạnh, với tổng diện tích hơn 1.083 ha; 1 mô hình nuôi cá tra; 1 mô hình trồng đậu phộng; 1 mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và 18 mô hình biogas, với tổng kinh phí thực hiện hơn 2,672 tỷ đồng.

Các ngành chức năng huyện phối hợp tổ chức được 46 lớp dạy nghề, với hơn 1.400 người tham gia, tổng kinh phí hơn 1,106 tỷ đồng. Các nghề đã được đào tạo ở huyện Trảng Bàng, gồm: Điện gia dụng, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gia cầm, nuôi cá, cạo mủ cao su, đan lát, lái xe, nấu ăn, tiếp tân. Qua học nghề, đã có hơn 1.000 người có việc làm ổn định theo nghề đào tạo.

Trên địa bàn huyện hiện có 14 hợp tác xã (HTX), trong đó có 9 HTX dịch vụ thủy lợi. Nhìn chung các HTX hoạt động tương đối ổn định. Tuy nhiên, các HTX dịch vụ thủy lợi đang gặp khó khăn do không sản xuất kinh doanh, mà chỉ phục vụ nước cho người dân và được hưởng rất ít kinh phí trích phần trăm từ thủy lợi phí do Xí nghiệp Thủy lợi cấp. 

Hội Nông dân các cấp cũng đã triển khai thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa, bò sinh sản, cao su tiểu điền, hoa lan cắt cành cho 110 hộ trên địa bàn 10 xã của huyện, với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng.

Cũng trong hơn 2 năm thực hiện chương trình, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã hỗ trợ xã An Tịnh thành lập một tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa với 19 thành viên; hỗ trợ xã Gia Lộc thành lập HTX dịch vụ nuôi trồng thủy sản Tâm Long. Bước đầu hai mô hình kinh tế hợp tác này hoạt động ổn định và có triển vọng.


Related news

Lo Cho Cây Quýt Đường Mất Dần Vị Ngọt Lo Cho Cây Quýt Đường Mất Dần Vị Ngọt

Nhiều năm qua, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đã biết đến vị ngọt đặc trưng của trái quýt đường tại vùng đất Hậu Giang, mà điển hình là thương hiệu quýt đường Long Trị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do một vài nguyên nhân khách quan và việc thay đổi tập quán canh tác nên vô tình người dân đang đánh mất dần vị ngọt vốn có của quýt đường.

Wednesday. August 6th, 2014
Ninh Thuận Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Đến Mục Tiêu Hoàn Thành Kế Hoạch Năm 2014 Ninh Thuận Nuôi Trồng Thủy Sản Hướng Đến Mục Tiêu Hoàn Thành Kế Hoạch Năm 2014

Theo Chi cục NTTS tỉnh, nhờ tập trung công tác chỉ đạo mùa vụ nuôi các đối tượng thủy sản hợp lý, qua hơn 6 tháng đầu năm đã cho thấy kết quả đạt được rất khả quan. Hầu hết các đối tượng nuôi nước ngọt, nước mặn và hải đặc sản đều sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất thu hoạch cao, trong đó nổi bật là nuôi tôm thương phẩm và sản xuất tôm giống.

Monday. July 28th, 2014
Diện Tích Cây Mắc Ca Sẽ Tăng Mạnh Diện Tích Cây Mắc Ca Sẽ Tăng Mạnh

Diện tích cây mắc ca trồng mới từ đầu năm 2014 đến nay chỉ là một con số quá khiêm tốn trong tổng diện tích cây lâu năm trồng mới của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh, trong thời gian tới, diện tích mắc ca của Lâm Đồng có khả năng tăng mạnh.

Wednesday. August 6th, 2014
Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Xuất Khẩu Lớn Nhất Miền Trung Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Tôm Xuất Khẩu Lớn Nhất Miền Trung

Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.

Monday. July 28th, 2014
Để Thủy Sản Thành Chương Trình Kinh Tế Nông Nghiệp Trọng Điểm Để Thủy Sản Thành Chương Trình Kinh Tế Nông Nghiệp Trọng Điểm

Khi đánh giá về kết quả phát triển thủy sản tại địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND xã Điêu Lương (huyện Cẩm Khê) - nơi có trên 100 ha nuôi thủy sản cho biết: Mặc dù xã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nhưng do ruộng đất ít nên quy mô chăn nuôi thủy sản vẫn nhỏ.

Wednesday. August 6th, 2014