Đẩy Mạnh Phát Triển Vùng Chuyên Canh

Để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, Hợp tác xã Sản xuất - kinh doanh tổng hợp xã Điện Quang (Điện Bàn) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, tăng thu nhập cho người dân.
Bãi bồi Long Hội thuộc thôn Kỳ Lam (xã Điện Quang) có diện tích rộng hơn 100ha. Những năm trước, hầu hết diện tích đất canh tác được bà con địa phương đưa vào trồng các loại cây màu như bắp lai, ớt và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày khác.
Nhưng vì sản xuất thiếu quy hoạch, thấy lợi thì ồ ạt trồng, không có sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua… nên đã xảy ra tình trạng “được mùa, mất giá” gây thua lỗ cho người dân. Vì vậy, từ vụ đông xuân 2013 - 2014, Hợp tác xã Sản xuất - kinh doanh tổng hợp xã Điện Quang đã tập trung quy hoạch vùng chuyên canh và triển khai xây dựng mô hình trồng bắp nếp đông xuân; đậu xanh xuân hè và bắp nếp hè thu.
Mặc dù gặp thời tiết khô hạn, nhưng do chủ động được nguồn nước tưới từ hệ thống thủy lợi hóa đất màu nên diện tích cây đậu xanh ở vụ xuân hè đều trúng lớn. Lão nông Nguyễn Đình Tuấn (thôn Xuân Đài) cho biết, nhờ chăm bón đúng quy trình kỹ thuật, đậu xanh cho năng suất đạt bình quân 2 tấn/ha.
Với giá 25 nghìn đồng/kg, người nông dân có thể đạt thu nhập 50 triệu đồng. Khi cây đậu xanh thu hoạch lứa cuối cùng cũng là lúc cây bắp nếp vụ hè thu đã “bén rễ”.
Ông Nguyễn Đức Thành, Chủ nhiệm Hợp tác xã Sản xuất - kinh doanh tổng hợp Điện Quang cho hay, nhờ những đợt mưa xen kẽ vào những ngày đầu cuối tháng 7 và đầu tháng 8 vừa qua, hầu hết diện tích bắp ở đây đều cho năng suất cao. Hiện tại, nhiều diện tích bắp đang thu hoạch đạt năng suất bình quân 800 - 900 kg/sào. Với giá thu mua 3.200 đồng/kg, mỗi héc ta đất sản xuất người nông dân “bỏ túi” trên 170 triệu đồng là điều có thể.
Cũng theo ông Thành, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng trên các vùng đất màu khác của xã. Có thể nói, mô hình phát triển vùng chuyên canh tập trung, liên kết trong sản xuất đã đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước giúp người nông dân thay đổi tư duy canh tác; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống bà con và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.

Hiện nay, ở khu vực duyên hải miền Trung chưa có tỉnh nào trồng cây Mắc ca. Song, huyện Sơn Tây đã mạnh dạn đưa cây này trồng trên diện tích 6 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng ở 3 địa phương: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long trong tháng 9 này.

Sự ra đời của Nghị định số 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ không chỉ làm nức lòng bà con ngư dân, mà đây thật sự là cú huých để ngành thủy sản phát triển. Tuy nhiên, nhiều ngư dân vẫn còn băn khoăn liệu mình có nằm trong diện được tiếp cận nguồn vốn này.

Sau một thời gian dài bị cuốn theo “cơn lốc ti tan”, gần đây nhiều ngư dân ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã quay trở lại với nghề biển của cha ông. Nhờ kinh nghiệm đi biển dày dạn, thuyền chài, ngư lưới cụ được chú trọng đầu tư, thời tiết thuận lợi… mà những mùa biển gần đây ngư dân Vĩnh Thái liên tiếp thắng lợi. Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2014, nhiều ngư dân đã có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng nhờ tích cực bám biển.

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) chuyển giao 100 mô hình biogas theo công nghệ Thái Lan cho nông dân địa phương.